Xét theo quy luật ngũ hành, quan hệ tương sinh – tương khắc rất khắc nghiệt, chính vì vậy nếu 2 mệnh không hợp nhưng vẫn cố chấp đi cùng nhau sẽ dễ gặp phải những điều không may mắn. Vậy mệnh thủy và mệnh kim có hợp nhau không? Sự kết hợp này mang lại những điều gì? Cùng tìm hiểu với Vua Nệm ngay nhé.
Mục lục
1. Tổng quan về người mệnh Thủy
Theo các chuyên gia phong thủy, mệnh Thủy đại diện cho mùa đông và các loại nước trên thế giới. Nó là một yếu tố vô cùng quan trọng, có liên quan và quyết định tới mọi mặt của đời sống con người. Tất cả chúng ta đều biết rằng, nếu thiếu nước, cả con người và vạn vật đều không thể tồn tại.
1.1. Người mệnh Thủy sinh năm bao nhiêu?
Xét theo quy luật ngũ hành, mệnh Thủy bao gồm 6 ngũ hành nạp âm: Giản Hạ Thủy (Nước dưới khe), Đại Khê Thủy (Nước khe lớn), Đại Hải Thủy (Nước biển lớn), Trường Lưu Thủy (Nước chảy dài – sông), Thiên Hà Thủy (Nước mưa), Tuyền Trung Thủy (Nước trong suối).
Như được biết, những người sinh vào các năm dưới đây sẽ mang mệnh Thủy:
- Năm 1936, 1996 (Bính Tý)
- Năm 1953, 2013 (Quý Tỵ)
- Năm 1982, 1922 (Nhâm Tuất)
- Năm 1937, 1997 (Đinh Sửu)
- Năm 1966, 2026 (Bính Ngọ)
- Năm 1983, 1923 (Quý Hợi)
- Năm 1944, 2004 (Giáp Thân)
- Năm 1967, 2027 (Đinh Mùi)
- Năm 1945, 2005 (Ất Dậu)
- Năm 1974, 2034 (Giáp Dần)
- Năm 1952, 2012 (Nhâm Thìn)
- Năm 1975, 2035 (Ất Mão)
1.2. Tính cách đặc trưng của người mang mệnh Thủy
Đặc trưng của người mệnh Thủy chính là hiền hòa, dễ hòa nhập nhưng cũng dễ thay đổi và khó đoán. Ngoài ra, một số đặc trưng thường thấy trong tính cách của người mệnh Thủy chính là:
- Khéo ăn khéo nói, có khả năng thuyết phục người khác.
- Nhẹ nhàng trong mọi việc, khá nhanh nhẹn và dễ thích ứng với những môi trường mới.
- Có tầm nhìn xa, luôn quan sát mọi việc một cách tổng thể trước khi quyết định bất kỳ vấn đề nào đó.
- Khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi hành động của người khác.
- Luôn sẵn sàng lắng nghe những tâm sự và chia sẻ của người khác.
- Thường suy nghĩ lung tung, hay nghĩ đến những chuyện không hay và lo lắng mọi việc.
2. Tổng quan về người mệnh Kim
Cũng theo các chuyên gia phong thủy, mệnh Kim là đại diện cho mùa Thu cùng với sức mạnh, khả năng chịu đựng của vạn vật. Không chỉ vậy, các thuộc tính của Kim còn đại diện cho giá trị tiềm ẩn, nội lực và sự bền bỉ.
2.1. Người mệnh Kim sinh năm bao nhiêu?
Tương tự như mệnh Thủy, mệnh Kim cũng có 6 nạp âm, bao gồm: Hải Trung Kim (Vàng dưới biển), Kim Bạc Kim (Vàng pha bạc), Bạch Lạp Kim (Vàng chân đèn), Sa Trung Kim (Vàng trong cát), Kiếm Phong Kim (Vàng mũi kiếm), Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức).
Và những người sinh vào những năm dưới đây sẽ mang mệnh Kim:
- Năm 1932, 1992 (Nhâm Thân)
- Năm 1955, 2015 (Ất Mùi)
- Năm 1984, 1924 (Giáp Tý)
- Năm 1933, 1993 (Quý Dậu)
- Năm 1962, 2022 (Nhâm Dần)
- Năm 1985, 1925 (Ất Sửu)
- Năm 1940, 2000 (Canh Thìn)
- Năm 1963, 2023 (Quý Mão)
- Năm 1941, 2001 (Tân Tỵ)
- Năm 1970, 2030 (Canh Tuất)
- Năm 1954, 2014 (Giáp Ngọ)
- Năm 1971, 2031 (Tân Hợi)
2.2. Tính cách đặc trưng của người mang mệnh Kim
So với những người mang mệnh Thủy, người thuộc mệnh Kim có phần cứng rắn hơn. Cụ thể, tính cách đặc trưng của chúng như sau:
- Cả nam, nữ mệnh Kim đều có tính cách độc đoán, cương quyết với mọi quyết định của mình, luôn cố gắng hết sức, dốc lòng đạt cho bằng được những điều mình muốn.
- Người thuộc mệnh này khá nghiêm túc và thường không thích nhận sự trợ giúp của người khác.
- Họ rất mạnh mẽ, tự tin và có năng lực tuy nhiên lại khó cứng nhắc và hay sầu muộn.
- Người mệnh Kim có cái tôi khá lớn, điều này dễ gây ra những bất đồng trong công việc.
3. Quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc
Trong quy luật ngũ hành, tương sinh – tương khắc chính là sự chuyển hóa qua lại của vạn vật, giữa Trời và Đất để mang đến sự sống, tạo điều kiện cho mọi vật sinh sôi, phát triển. Như được biết, 2 yếu tố này sẽ đi song hành cùng nhau, vốn dĩ như vậy vì trong tương sinh vẫn ẩn chứa những mầm mống của tương khắc và ngược lại.
3.1. Luật tương sinh
Ở đây chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, luật tương sinh tức là thúc đẩy, hỗ trợ và cùng nhau phát triển. Trong ngũ hành, tương sinh bao gồm cái sinh ra nó và do chính nó sinh ra, tức:
- Mộc sinh Hỏa
- Hỏa sinh Thổ
- Thổ sinh Kim
- Kim sinh Thủy
- Thủy sinh Mộc
3.2. Luật tương khắc
Ngược lại, luật tương khắc chính là sự áp chế, cản trở sự phát triển và sinh trưởng của nhau. Trong ngũ hành, tương khắc cũng bao gồm 2 mối quan hệ về cái khắc nó và cái nó khắc, tức:
- Thủy khắc Hỏa
- Hỏa khắc Kim
- Kim khắc Mộc
- Mộc khắc Thổ
- Thổ khắc Thủy
4. Mệnh Thuỷ và mệnh Kim có hợp nhau không?
Từ những thông tin bên trên chúng ta có thể thấy, mệnh Thủy và mệnh Kim tương sinh với nhau. Điều này vô cùng dễ hiểu, vì vốn dĩ Kim sinh Thủy – tức kim loại khi được nung trong nhiệt độ cao sẽ trở thành dạng lỏng, trở thành thủy.
Mối quan hệ tương sinh của chúng có thể hiểu một cách đơn giản mệnh Thủy là “con” của mệnh Kim. Vì chúng hợp nhau nên sẽ hỗ trợ, giúp ích để cùng phát triển, gặt hái được nhiều thành tựu trong cuộc sống lẫn công việc.
Tuy nhiên, mối tương sinh này sẽ tương tác theo 1 chiều hướng chứ không phải 2 chiều qua lại. Cụ thể, người mệnh Kim sẽ luôn là nguồn năng lượng chính, có chức năng bảo vệ, chăm sóc cũng như lo lắng cho người mệnh Thủy. Chính vì lẽ đó, người mệnh Thủy có được phần lợi nhiều hơn so với người mệnh Kim trong mối quan hệ này.
Tính cách của người mang mệnh Thủy khá mềm yếu, tuy nhiên nhờ đứng bên cạnh mệnh Kim mà họ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, đây được đánh giá là một mối quan hệ vô cùng cát lợi. Với sự tương sinh này, người mệnh Thủy sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu, chinh phục được thành công dưới sự hỗ trợ của mệnh Kim.
5. Mệnh Thủy và mệnh Kim hợp với màu gì?
Theo Ngũ hành phong thủy, muốn gặp may mắn và thành công trong cuộc sống lẫn công việc, mỗi người cần chọn được màu sắc phù hợp với mình. Nhìn chung, người mệnh Kim và mệnh Thủy nếu muốn chung sống hạnh phúc hay hợp tác thành công nên lưu ý trong cách chọn màu:
- Màu sắc tương hợp: Màu trắng với sự thuần khiết và trong sáng đại diện cho sự hoàn thiện, dung hòa của các màu trong cuộc sống sẽ mang lại nhiều may mắn cho cả người mệnh Kim lẫn mệnh Thủy.
- Màu sắc tương khắc: Trong trường hợp người mệnh Thủy giữ vai trò quan trọng hơn trong mối quan hệ, cả hai nên tránh sử dụng các màu thuộc hành Thổ (màu nâu, vàng, đỏ,…). Nếu người mệnh Kim làm đại diện trong bất kỳ vấn đề nào đó, cần tránh sử dụng màu hồng hay màu đỏ,… Đảm bảo được yếu tố này giúp giảm áp lực, thư thái tinh thần và đem lại may mắn cho bạn.
6. Tổng kết
Như vậy, nếu bạn mang mệnh Thủy và đang có nhu cầu hợp tác làm ăn hay chuẩn bị tiến tới mối quan hệ tình cảm với người mệnh Kim thì có thể hoàn toàn an tâm. Chắc chắn sự tương sinh trong quan hệ ngũ hành sẽ giúp các bạn gặp được nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống đấy.