Mỗi ngày khi bình minh và hoàng hôn đến, chúng ta được chứng kiến những khoảnh khắc đặc biệt và đẹp nhất của mặt trời. Nhưng bạn đã hiểu chính xác sự khác nhau giữa hai hiện tượng này chưa? Hãy cùng tôi tìm hiểu thêm về bình minh và hoàng hôn dưới góc nhìn thiên văn địa lý nhé!
Mục lục
Bình minh là gì?
Định nghĩa
Bình minh, còn được gọi là rạng đông hay hừng đông, là thời điểm trước khi mặt trời mọc, khi bắt đầu chạng vạng buổi sáng. Nó đánh dấu sự hiện diện của tia sáng yếu ớt từ mặt trời được tán xạ lên bầu khí quyển của trái đất. Thực tế, mặt trời vẫn nằm dưới đường chân trời trong lúc bình minh diễn ra (theo Wikipedia).
Phân loại
- Rạng đông thiên văn: Khoảng thời gian từ lúc mặt trời nằm ở vị trí 18 độ phía dưới đường chân trời về buổi sáng cho tới khi mặt trời mọc.
- Rạng đông hàng hải: Khoảng thời gian từ lúc mặt trời nằm ở vị trí 12 độ phía dưới đường chân trời về buổi sáng cho tới khi mặt trời mọc.
- Rạng đông dân dụng: Khoảng thời gian từ lúc mặt trời nằm ở vị trí 6 độ phía dưới đường chân trời về buổi sáng cho tới khi mặt trời mọc.
Bình minh tại Nhật Bản – “đất nước mặt trời mọc”
Đừng nhầm lẫn giữa bình minh và thời điểm mặt trời mọc. Mặt trời mọc là khi rìa phía trên của mặt trời xuất hiện ở phía trên đường chân trời, còn bình minh là sự hiện diện của tia sáng yếu ớt từ mặt trời trong lúc mặt trời vẫn còn nằm dưới đường chân trời.
Hoàng hôn
Giải thích
Hoàng hôn, hay còn được gọi là chiều tà, là khoảng thời gian từ sau khi mặt trời lặn cho tới khi trời tối hẳn vào buổi tối. Trong khoa học khí tượng và nhiều ngôn ngữ khác, hoàng hôn được định nghĩa là thời điểm tối nhất của chạng vạng chiều tối (theo Wikipedia).
Phân loại
- Hoàng hôn thiên văn: Thời gian mặt trời nằm trong khoảng từ 12 đến 18 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều tối. Vào thời điểm này, mặt trời không còn rọi sáng lên bầu trời và không gây nhiễu cho các quan sát thiên văn.
- Hoàng hôn hàng hải: Thời gian mặt trời nằm trong khoảng từ 6 đến 12 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều tối. Vào thời điểm này, các vật thể không còn phân biệt được và đường chân trời không nhìn thấy được bằng mắt thường.
- Hoàng hôn dân dụng: Thời gian mặt trời nằm trong khoảng từ 0 đến 6 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều tối. Vào thời điểm này, các vật thể vẫn có thể phân biệt được, và một số ngôi sao và hành tinh của hệ mặt trời đã xuất hiện trên bầu trời, có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi trời quang mây.
Đừng nhầm lẫn giữa hoàng hôn và thời điểm mặt trời lặn. Mặt trời lặn là thời điểm rìa phía trên của mặt trời biến mất phía dưới đường chân trời ở phía Tây.
Sự khác nhau giữa Hoàng hôn và Bình minh
- Mặt trời mọc diễn ra vào sáng sớm, còn hoàng hôn diễn ra vào buổi tối.
- Mặt trời mọc mang đến bầu trời sáng, trong khi hoàng hôn dẫn đến bầu trời tối.
- Bầu trời có nhiều màu sắc hơn trong hoàng hôn so với lúc mặt trời mọc.
- Hiệu ứng Rayleigh khiến bầu trời có màu xanh khi mặt trời mọc, trong khi có màu đỏ vào lúc hoàng hôn.
- Không khí ấm hơn vào buổi tối so với buổi sáng.
Đặc biệt, bình minh và hoàng hôn không thể gặp nhau trong cùng một khoảng thời gian và không gian nhất định.
Hãy dành thời gian thức dậy mỗi sớm mai hoặc chậm chạp trên đường về để tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt diệu của thiên nhiên mà chỉ bình minh và hoàng hôn mang lại! Hy vọng những thông tin này sẽ phù hợp và chính xác với những gì bạn đang tìm kiếm.