Chúng ta thường nghe nói về gốm sứ, nhưng thực tế gốm và sứ lại có nhiều điểm khác nhau mà có lẽ bạn chưa biết. Bạn muốn tìm hiểu cách phân biệt gốm và sứ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Gốm và sứ khác nhau như thế nào?
Gốm là một nguyên liệu tồn tại từ lâu đời, hơn 25.000 năm trước khi con người phát minh lửa và rời đi hang đá để định cư. Gốm được sử dụng trong xây dựng, trang trí và cả gia dụng.
Gốm là sản phẩm làm từ đất sét và các phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ, được nung qua lửa. Rộng hơn, gốm cũng bao gồm các sản phẩm được sản xuất từ bột có chứa các khoáng thiên nhiên và các chất vô cơ tổng hợp, bao gồm cả kim loại.
Gốm được làm từ đất sét và các phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ, được nung qua lửa. (Ảnh minh hoạ: Pexels)
Tùy thuộc vào nguyên liệu và kỹ thuật chế biến, cách nung (nhiệt độ) khác nhau sẽ tạo ra các loại gốm khác nhau, phổ biến nhất là: gốm đất nung, gốm sành nâu, gốm sành xốp, gốm sành trắng, đồ bán sứ, đồ sứ… Gốm là tên gọi chung, còn sứ là một trong những sản phẩm của gốm.
Sứ (ceramics) là loại vật liệu được tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu, thường bao gồm đất sét cao lanh, được nung trong lò với nhiệt độ khoảng từ 1.200°C (2.192°F) đến 1.400°C (2.552°F). Độ dẻo và độ sáng của sứ phụ thuộc chủ yếu vào sự hình thành của thủy tinh và mullite trong quá trình nung ở nhiệt độ cao.
Cả gốm và sứ đều có thể được tráng men hoặc không (có những loại sứ kỹ thuật không cần tráng men). Tuy nhiên, không phải lúc nào việc nhận biết bằng cách dựa vào nhiệt độ nung cũng chính xác. Ví dụ, sành (gốm thô) đôi khi được nung ở nhiệt độ cao hơn sứ, vì vậy mới có thể trở thành sành, hay gốm chịu lửa được nung ở nhiệt độ cao hơn 1.350°C, nhưng vẫn được gọi là gốm.
Đồ gốm thường được sử dụng để trang trí nhà cửa, như bình hoa, lục bình, tranh gốm đẹp, gạch… Trong khi đó, đồ sứ thường được dùng trong phòng bếp, đồ gia dụng, bàn ăn, bộ trà, bộ ly, muỗng…
Sứ được nung ở nhiệt độ cao và được tráng men, đảm bảo độ an toàn và không độc hại. (Ảnh minh họa: BST Broome Street – Noritake)
Sứ được nung ở nhiệt độ cao và được tráng men, đảm bảo độ an toàn và không độc hại. Các sản phẩm từ sứ được các chuyên gia khuyến nghị để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Cách phân biệt đồ gốm và sứ
Có một số cách để phân biệt gốm và sứ.
Đầu tiên là phân biệt dựa trên độ thấu quang. Sứ có độ thấu quang tốt hơn do có độ tinh khiết cao hơn gốm. Vì vậy, để phân biệt, bạn chỉ cần đặt sản phẩm dưới ánh sáng. Do sứ có độ trong cao và tinh khiết, nên sẽ có nhiều ánh sáng xuyên qua hơn. Đây là cách phân biệt gốm và sứ đơn giản nhất.
Cách khác là nghe âm thanh. Bạn có thể dùng đũa hoặc kim loại nhẹ nhàng gõ vào sản phẩm. Các sản phẩm bằng sứ sẽ tạo âm thanh ngân vang kéo dài hơn.
Hoặc bạn có thể kiểm tra lớp men tráng trên sản phẩm. Đồ gốm thường có độ xốp cao hơn, khả năng giữ nhiệt kém, nên phải được tráng men toàn bộ. Trong khi đó, đồ sứ thường không có lớp men tráng đầy đủ.
Các sản phẩm từ sứ được các chuyên gia khuyến nghị để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. (Ảnh minh họa: BST Yoshino – Noritake)
Nước cũng là một cách để phân biệt gốm và sứ. Hãy tìm vị trí sản phẩm không có men và đổ nước vào đó. Những sản phẩm bằng sứ sẽ không thấm nước, còn sản phẩm bằng gốm sẽ hút nước. Đây cũng là một cách đơn giản để phân biệt gốm và sứ.
Hi vọng với những cách phân biệt gốm và sứ đã nêu ở trên, bạn đã có thể dễ dàng phân biệt giữa hai loại sản phẩm này trong việc chọn lựa đồ dùng chất lượng cho gia đình.
Hãy liên hệ ngay với Noritake để được tư vấn về bộ chén đĩa sứ chất lượng cao từ Nhật Bản!
Xem đầy đủ các BST Noritake tại đây.