Khi bắt đầu chinh phục hành trình kinh doanh, tìm kiếm nguồn động lực thúc đẩy sức mạnh bên trong là điều cần thiết. Đối với những người lần đầu đặt chân vào thương trường cạnh tranh khốc liệt, các câu chuyện truyền cảm hứng kinh doanh được xem là “ngọn lửa” soi đường dẫn dắt họ chinh phục giấc mơ “làm giàu”.
Mục lục
- 1. Câu chuyện số 1: Harland Sanders: Nhà sáng lập gà rán KFC chinh phục thành công ở tuổi 65
- 2. Câu chuyện số 2: Jack Ma: Gom gạch “thất bại” xây nhà “thành công”
- 3. Câu chuyện số 3: John Paul Dejoria: Từ cuộc sống vô gia cư đến “thương vụ bạc tỷ”
- 4. Câu chuyện số 4: Phạm Nhật Vượng: Tỷ phú Việt Nam đứng lên từ những lần phá sản
- 5. Câu chuyện số 5: Nguyễn Thị Phương Thảo: Nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam
- 6. FAQs về câu chuyện truyền cảm hứng kinh doanh
Câu chuyện số 1: Harland Sanders: Nhà sáng lập gà rán KFC chinh phục thành công ở tuổi 65
KFC là thương hiệu gà rán vô cùng quen thuộc với “tín đồ” ẩm thực trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trước khi trở thành một thương hiệu danh tiếng, nhà sáng lập KFC – Harland Sanders từng trải qua cuộc sống chật vật hơn nửa đời người.
Vào năm 6 tuổi, Harland Sanders đã chứng kiến sự ra đi đầy đau khổ của cha mình. Từ đó, ông luôn xây dựng ý thức tự lập để cùng mẹ chăm sóc hai người em nhỏ. Dù chỉ là một đứa trẻ nhưng Sanders luôn “nung nấu” niềm đam mê cháy bỏng với ẩm thực. Ngay từ bé, ông đã nấu được rất nhiều món ăn đặc sản khác nhau.
Năm 16 tuổi, Harland Sanders quyết định bỏ học để theo đuổi đam mê ẩm thực. Tuy nhiên, vận may đã không mỉm cười với ông. Sanders liên tiếp bị từ chối hết lần này đến lần khác. Sau chuỗi thời gian khó khăn, cậu bé Harland Sanders 18 tuổi đã nhận được công việc nấu ăn và rửa bát tại một quán cà phê nhỏ.
Đến năm 40 tuổi, ông phát triển ý tưởng chế biến những món ăn nhanh với nhiều loại nước sốt khác nhau. Thức ăn của Harland Sanders được phục vụ tại các trạm xăng. Vào những năm 1930, công sức của Harland Sanders đã được đền đáp. Món gà rán tẩm ướp thảo mộc của ông đã trở nên nổi tiếng. Việc này đã giúp Sanders thu được nguồn lợi nhuận khủng từ công việc của mình.
Tuy nhiên, đến năm 1950, nền kinh tế tụt giảm nghiêm trọng đã đẩy Sanders lần nữa bước đến “bờ vực” phá sản. Nhưng ở tuổi 65, khát khao nấu nướng trong Harland Sanders vẫn “âm ỉ cháy”. Và chính điều này đã kéo ông ra khỏi “vũng bùn” tăm tối. Sau khi bị từ chối hơn 1000 lần, năm 1995, Sanders đã mạnh dạn phát triển doanh nghiệp nhượng quyền.
Bất ngờ thay, sự bức phá của ông đã thành công vượt ngoài mong đợi. Ở tuổi 88, Harland Sanders đã trở thành triệu phú người Mỹ với thương hiệu gà rán nổi tiếng trải dài trên khắp thế giới.
Câu chuyện số 2: Jack Ma: Gom gạch “thất bại” xây nhà “thành công”
Trước khi trở thành người đứng đầu “đế chế” thương mại điện tử Alibaba, Jack Ma vốn là cậu sinh viên nghèo với “hai bàn tay trắng”. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Jack Ma đã thi trượt đại học đến 2 lần. “Quá tam ba bận”, cuối cùng ông cũng đỗ vào trường Đại học Sư phạm Hàn Châu – ngôi trường “hạng bét” tại thời điểm đó.
Với khao khát chinh phục giấc mơ kinh doanh, Jack Ma đã nộp đơn xin vào đại học Harvard. Tuy nhiên, ngôi trường này đã hơn 10 lần từ chối ông. Thất bại nối tiếp thất bại, Jack Ma lần nữa bị từ chối bởi 30 vị trí khác nhau.
Dù vậy, chàng thanh niên người Trung Quốc vẫn giữ vững niềm tin và lòng kiên định của mình tới phút cuối cùng. Mặc dù không có bất kỳ kinh nghiệm nào về máy tính hoặc lập trình, nhưng Jack Ma vẫn bị thu hút bởi Internet. Và đây chính là khởi nguồn cho sự ra đời của Alibaba – tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc hiện nay.
Ban đầu, Alibaba chỉ là một kênh chợ trực tuyến nhỏ với hơn 17 người đầu tư và phát triển tính luôn Jack Ma. Kỳ diệu thay, dịch vụ mua sắm này của Jack Ma đã hấp dẫn hàng triệu người dùng Internet trên toàn thế giới. Cuối năm 1999, Alibaba của Jack Ma đã kêu gọi được vốn đầu tư từ Goldman Sachs (5 triệu USD) và SoftBank (20 triệu USD).
Sau Alibaba, Jack Ma tiếp tục phát triển sàn thương mại Taobao vào những năm 2000. Từ đó, sự nghiệp của ông ngày càng thăng tiến. Tính đến thời điểm hiện tại, Jack Ma đã trở thành một trong những tỷ phú nổi tiếng nhất trên thế giới.
Câu chuyện số 3: John Paul Dejoria: Từ cuộc sống vô gia cư đến “thương vụ bạc tỷ”
Tỷ phú John Paul Dejoria vừa thành công với thương vụ Bacardi mua lại Patron với hơn 5 tỷ USD. Trước đó, Dejoria đã được thế giới biết đến với khối tài sản 3,3 tỷ USD. Nhà tỷ phú này còn sở hữu thương hiệu chăm sóc tóc nổi tiếng – Paul Mitchell với doanh thu hằng năm hơn 1 tỷ USD. Trước khi “chạm” đến thành công như hôm nay, Dejoria đã từng có cuộc sống dưới đáy xã hội – cuộc sống tồi tàn của một kẻ vô gia cư.
John Paul Dejoria sinh ra và lớn lên trong gia đình nhập cư nghèo khó. Từ năm 9 tuổi, ông đã tự mình “gồng gánh” mưu sinh sau cuộc hôn nhân tan vỡ của cha và mẹ. John phụ giúp gia đình bằng nghề bán báo và phát thiệp vào mỗi dịp Giáng Sinh. Sau đó, cậu nhóc Dejoria bị đưa tới trung tâm nuôi dưỡng trẻ vị thành niên tại Los Angeles để giảm bớt gánh nặng cho mẹ.
Là một trẻ nhập cư, Dejoria luôn gánh chịu những đối xử bất công và tủi nhục. Có lần, một giáo viên tại trung tâm đã sỉ nhục John và khinh bỉ giấc mơ thành công của cậu. Từ giây phút đó, Dejoria đã quyết tâm thay đổi cách sống để chứng minh với thế giới mình không phải là kẻ vô dụng.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, John Paul Dejoria gia nhập Hải quân Mỹ để kiếm tiền học Đại học. Dù phải làm mọi việc để kiếm sống, cậu thanh niên Dejoria vẫn không để mình sa ngã trước những cạm bẫy phi pháp.
Năm 1966, vợ Dejoria lấy toàn bộ tài sản bỏ đi, để lại đứa con gái chưa đầy 2 tuổi. Cuộc sống vô gia cư của hai cha con John Paul Dejoria bắt đầu từ đó. Để nuôi con và nuôi sống chính mình, Dejoria lao đầu vào công việc. Thậm chí, có lúc hai cha con đã phải ngủ trong xe hơi, tăm rửa tại hồ bơi công viên.
Bất chấp mọi khó khăn, cha con Dejoria vẫn kiên cường trước số phận. Năm 1971, Dejoria trở thành nhân viên bán hàng cho Redken Laboratories. Với kinh nghiệm và tài năng của mình, ông nhanh chóng thăng chức làm quản lý.
Rời khỏi Redken, Dejoria tiếp tục phát triển trong lĩnh vực dầu gội và sản phẩm chăm sóc tóc. “Huyền thoại” về Dejoria bắt đầu từ khi ông hợp tác cùng Paul Mitchell để thành lập thương hiệu John Paul Mitchell System. Với số vốn khởi điểm là 700 USD, John Paul Mitchell đã trở thành thương hiệu tỷ đô sau vài năm thành lập.
Dejoria đã phát biểu một câu nói rất hay: “Bạn vẫn phải mạnh mẽ khi đứng trước cánh cửa thứ 51 dù 50 cánh cửa trước đó đã khép lại. Để làm được điều đó, bạn cần chuẩn bị tốt cho những lời từ chối, những cú tát vào mặt. Khi đó, bạn sẽ không bao giờ gục ngã.”
Câu chuyện số 4: Phạm Nhật Vượng: Tỷ phú Việt Nam đứng lên từ những lần phá sản
VinGroup là tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam do ông Phạm Nhật Vượng đứng đầu. Tập đoàn hoạt động mạnh mẽ trong ba lĩnh vực chính, bao gồm: công nghệ, công nghiệp và thương mại dịch vụ. Trước khi trở thành tỷ phú giàu nhất Việt Nam, Phạm Nhật Vượng từng trải qua nhiều lần phá sản, thiếu nợ hàng chục ngàn USD.
Năm 1987, Phạm Nhật Vượng may mắn nhận được học bổng toàn phần của Học viện Địa chất Moscow. Và thế là chàng thanh niên trẻ đã theo đuổi ước mơ kinh tế và địa chất của mình tại “xứ sở bạch dương”. Với thành tích xuất sắc về môn toán học, Phạm Nhật Vượng đã trở thành một trong những sinh viên ưu tú nhất tại học viện.
Song song việc học, Phạm Nhật Vượng còn nuôi dưỡng giấc mơ kinh doanh. Sản phẩm đầu tiên ông kinh doanh là áo gió. Ban đầu, sản phẩm bán rất chạy, khiến doanh thu của ông tăng cao.
Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, kỹ năng bán hàng còn kém, doanh thu của chàng sinh viên trẻ chưa kịp “chạm đỉnh” thì đã “tụt dốc không phanh”. Phạm Nhật Vượng phá sản, ông rời Moscow và sang Kharkov với số nợ khổng lồ lên đến 40.000 USD.
Từ những thất bại, Phạm Nhật Vượng đã lấy đó làm “bệ phóng” để chinh phục thành công. Ông dần trở nên nhạy cảm hơn với thị trường. Sau nhiều lần “ăn hành”, vốn kinh nghiệm của Vượng ngày càng dày dạn.
Phạm Nhật Vượng “rót vốn” thành lập hãng mì Mivina. Chỉ vỏn vẹn một năm, ông đã “cán mốc” doanh số 1 triệu gói mì. Miniva bắt đầu “thời kỳ hoàng kim” vào năm 2004. Tại thời điểm này, mức tiêu thụ mì Mivina ở Ukraine tăng cao kỷ lục với con số cực kỳ ấn tượng: 97%.
Tiếp nối thành công, Phạm Nhật Vượng tiếp tục mở rộng thị trường đến hơn 30 quốc gia khác. Bên cạnh sản phẩm chủ đạo, ông còn sản xuất thêm khoai tây nghiền, phát triển nhà máy chế biến gia vị, đóng gói. Đây chính là những công ty con của tập đoàn Technocom – “tiền thân” của tập đoàn VinGroup sau này.
Năm 2022, cái tên Phạm Nhật Vượng lại lần nữa được vinh danh trên bảng xếp hạng các tỷ phú giàu nhất thế giới. Theo Forbes (Mỹ), Phạm Nhật Vượng hiện đang xếp ở vị trí thứ 344.
Câu chuyện số 5: Nguyễn Thị Phương Thảo: Nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam
Sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục sự nghiệp học tập tại “phương trời tây” vào năm cô 17 tuổi. Theo đuổi lĩnh vực kinh tế tài chính, Phương Thảo đã đạt nhiều thành tích xuất sắc với trí thông minh thiên bẩm.
Nguyễn Thị Phương Thảo bắt đầu sự nghiệp kinh doanh vào năm 2 đại học. Dù chỉ là một thiếu nữ chưa đầy 20, Phương Thảo đã rất nhạy cảm với biến động thị trường.
Nhận thấy thị trường Đông Âu đang khan hiếm hàng tiêu dùng, Phương Thảo đã nhanh chóng “bắt lấy cơ hội”. Cô kinh doanh đa dạng mặt hàng, từ đồng hồ, băng đĩa, máy tính đến các loại nông sản được nhập từ những nước châu Á. Nguồn vốn khởi nghiệp của Phương Thảo chỉ vỏn vẹn là “chữ tín” và sức lao động không ngừng nghỉ.
Có thể nói, tinh thần làm việc của Phương Thảo hết sức phi thường. Cô có thể bắt đầu công việc vào lúc 5 giờ sáng và kết thúc vào 2 giờ sáng hôm sau. Bằng niềm tin mãnh liệt và khả năng lao động cần cù, Phương Thảo đã chính thức trở thành triệu phú USD khi mới 21 tuổi.
Sau khi trở về Việt Nam, Nguyễn Thị Phương Thảo sáng lập hãng hàng không Vietjet Air. Bên cạnh đó, bà còn tham gia phát triển và vận hành 2 ngân hàng lớn tại Việt Nam: VIB và TechcomBank. Có thể nói, bà Thảo đã có thành công rực rỡ trong lĩnh vực tài chính khi trở thành Phó chủ tịch thường trực của ngân hàng HDBank.
Không dừng lại tại đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn là một “đại gia” bất động sản. Hiện tại, bà đang sở hữu khu nghỉ dưỡng Furama Resort Danang. Đồng thời, Nguyễn Thị Phương Thảo còn là nữ doanh nhân Việt Nam đầu tiên có đủ khả năng thâu tóm dự án 5 sao mang tầm quốc tế.
Từ câu chuyện khởi nghiệp của 5 nhân vật qua bài viết trên, chúng ta hy vọng mọi người sẽ được tiếp thêm động lực để bắt đầu hành trình kinh doanh của mình. Chúc mọi người sớm gặt hái được thành công như mong đợi!
FAQs về câu chuyện truyền cảm hứng kinh doanh
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org