Tâm lý ỷ lại ở giới trẻ đang trở thành một vấn đề nguy hiểm đang dần ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam. Những người có tính cách này thiếu quyết đoán, không độc lập và thiếu tự giác, dễ bị lôi kéo và chi phối bởi người khác.
Mục lục
Tâm lý ỷ lại ở giới trẻ – Thực trạng hiện nay
Ỷ lại là tâm lý dựa dẫm vào người khác. Những người ỷ lại thường lười biếng, thiếu sự quyết đoán, yếu đuối, và không muốn tự giải quyết vấn đề. Họ không có ý kiến riêng, ngay cả đối với những vấn đề nhỏ trong cuộc sống.
Tâm lý ỷ lại cũng thể hiện sự thiếu tự tin. Những người có tính cách ỷ lại luôn cảm thấy sợ hãi trong hầu hết mọi việc, cho rằng họ kém hơn người khác, sợ làm sai và sợ bị trách phạt.
Hình ảnh minh họa: Sự ỷ lại của con cái thường bắt nguồn từ sự nuông chiều và cách giáo dục sai lầm của cha mẹ.
Hiện nay, tâm lý ỷ lại ở giới trẻ đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Các bạn trẻ đã được nuông chiều và bảo bọc từ khi còn nhỏ, dẫn đến sự dựa dẫm quá mức vào gia đình, người thân và những người xung quanh.
Ở Việt Nam, cha mẹ thường quyết định thay cho con cái trong mọi vấn đề và nhiệm vụ của con là làm theo. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, cha mẹ sẽ đứng ra chịu trách nhiệm và giải quyết mọi chuyện.
Như vậy, trẻ sẽ mãi mãi dựa dẫm vào gia đình, không thể tự mình đưa ra quyết định và quan điểm riêng. Sự bảo bọc quá đáng của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các bạn trẻ.
Tâm lý dựa dẫm, ỷ lại không chỉ gây ảnh hưởng đến năng lực, kỹ năng và sự phát triển của các bạn trẻ, mà còn gánh nặng cho cả một tập thể và xã hội. Đặc biệt là khi làm việc nhóm hoặc bắt đầu công việc mới.
Những người ỷ lại sẽ không có trách nhiệm với công việc được giao. Họ chỉ muốn làm những công việc dễ dàng, nếu gặp khó khăn, họ sẽ làm một cách vội vàng, thậm chí đẩy công việc cho người khác.
Ở phương Tây, khi trẻ đủ 18 tuổi, họ bắt đầu tự lập và không còn phụ thuộc và dựa dẫm vào gia đình. Gia đình cũng không can thiệp vào quyết định của họ.
Họ hoàn toàn có khả năng tự mình đưa ra quyết định cho cuộc sống của mình. Họ được tự do lựa chọn việc tiếp tục học đại học, tự do chọn trường và ngành nghề mà họ yêu thích.
Và tất nhiên, họ cũng sẽ tự chịu trách nhiệm với những quyết định của mình, tự chủ tài chính cá nhân. Đây là cách tốt để rèn tính tự lập, tự tin và loại bỏ thói quen ỷ lại.
Vì sao giới trẻ hình thành tâm lý ỷ lại?
Theo đánh giá từ góc nhìn tâm lý và xã hội học, tâm lý ỷ lại ở giới trẻ hiện nay thường có các nguyên nhân sau:
1. Nhút nhát, sợ sệt, thiếu tự tin vào bản thân
Tâm lý ỷ lại ở nhiều bạn trẻ có thể xuất phát từ sự nhút nhát, thiếu tự tin vào khả năng của bản thân. Nhiều trẻ luôn cảm thấy sợ sệt, lo lắng, cho rằng mình không đáng, không có khả năng hoàn thành công việc được giao.
Chính vì vậy, các bạn trẻ thường tránh né, không dám đối mặt với thử thách, không chủ động nhận nhiệm vụ hoặc tự ý chuyển trách nhiệm cho người khác.
Họ thường tự cho mình có giá trị thấp và đánh giá cao những người khác xung quanh. Thực tế, các bạn trẻ hoàn toàn có khả năng hoàn thành công việc, nhưng tâm lý ỷ lại đã ngăn cản họ thể hiện tài năng của mình.
2. Tính cách lười biếng
Tính lười biếng là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tâm lý ỷ lại, đặc biệt là ở giới trẻ. Lười biếng khiến chúng ta không muốn làm việc, chỉ muốn dựa dẫm và nhờ người khác làm.
Tính lười biếng thường hình thành từ nhỏ, đặc biệt do cách giáo dục của gia đình. Gia đình nuông chiều, lo lắng và bảo bọc quá mức sẽ khiến cho trẻ dần trở nên lười biếng.
Hình ảnh minh họa: Tính lười biếng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều giới trẻ hình thành tâm lý ỷ lại.
Lúc nhỏ, cha mẹ thường làm hết mọi thứ cho con, nhiều trẻ dường như không bao giờ tự mặc, không tự nấu ăn hay thậm chí không thể tự dậy sớm dù có khả năng làm những việc đó.
3. Thiếu động lực và mục tiêu cụ thể
Tâm lý ỷ lại thường xuất hiện ở những trẻ không có mục tiêu và động lực rõ ràng. Họ không xác định được mình muốn gì và cần làm gì. Do đó, nhiều trẻ trở nên lười biếng, tâm lý ỷ lại và không chịu nỗ lực.
Những đứa trẻ này phụ thuộc vào gia đình, từ việc học tập cho đến sinh hoạt hàng ngày. Họ không có định hướng cho bản thân, không có động lực học tập và không có động lực cố gắng làm bất kỳ công việc nào.
4. Sự bảo bọc, nuông chiều quá mức của gia đình
Sự bảo bọc và nuông chiều quá mức của gia đình khiến nhiều bạn trẻ hình thành tâm lý ỷ lại. Cha mẹ lo sợ con phải gánh chịu khó khăn và vất vả, vì vậy dễ có xu hướng nuông chiều và chăm sóc con quá mức.
Hiện nay, nhiều gia đình vẫn chăm sóc con cái quá tỉ mỉ, dù con đã lớn và trưởng thành.
Nhiều trẻ dù nhỏ hay đã vào cấp 2, cấp 3, đại học nhưng vẫn chưa bao giờ làm việc trong nhà hay làm bất kỳ công việc gì nặng nhọc.
Hình ảnh minh họa: Sự nuông chiều quá mức của gia đình là nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhỏ có tâm lý ỷ lại, lười biếng.
Sự bảo bọc quá mức của gia đình làm cho trẻ thiếu tính tự lập và thiếu những kỹ năng sống cần thiết. Tình yêu thương và sự bảo bọc quá mức của cha mẹ vô tình gây hại cho con, khiến con mãi mãi chỉ là “đứa trẻ” không chịu lớn lên.
5. Cuộc sống quá đầy đủ
Một đứa trẻ sống trong một gia đình có điều kiện tốt và tài chính ổn định sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể trở thành yếu tố gây hại nếu cha mẹ không có cách giáo dục đúng đắn.
Cuộc sống quá đầy đủ khiến trẻ nhỏ luôn được đáp ứng nhu cầu vật chất, do đó sẽ có xu hướng ỷ lại và không muốn nỗ lực. Khi đã có tất cả những gì muốn, con người không muốn tiếp tục cố gắng.
Những ảnh hưởng lớn của tâm lý ỷ lại ở giới trẻ
Có thể nói, tâm lý ỷ lại ở giới trẻ là một điều phá hủy cả tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam.
Những bạn trẻ ỷ lại thường muốn dựa dẫm vào người khác, lười biếng, không sử dụng sức lực, tư duy hay suy nghĩ trong cuộc sống.
Những người có tâm lý ỷ lại đều thiếu quyết đoán, thiếu chủ kiến và kiên nhẫn. Họ không thể tự mình đưa ra quyết định và đương đầu và giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Nếu không nhận được sự giúp đỡ, trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng bế tắc, hoang mang và trở nên bất lực, thậm chí đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Hình ảnh minh họa: Thất bại chính là “người bạn” đồng hành với những người có tâm lý ỷ lại.
Trẻ nhỏ có tính ỷ lại thường không có khả năng tự chủ động cuộc sống của mình, không có sự sáng tạo, thiếu lòng tự trọng và dễ gặp phải thất bại trong hầu hết mọi việc.
Những người thành công luôn tin tưởng vào bản thân, họ cố gắng và đấu tranh để đạt được mục tiêu và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn và thử thách. Chính niềm tin mãnh liệt này giúp họ vượt qua khó khăn và hoàn thành những mục tiêu mà họ đã đặt ra.
Có thể thấy, tâm lý ỷ lại gây ra nhiều hệ lụy không chỉ đối với bản thân các bạn trẻ mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Hội chứng Hikikomori ở Nhật Bản cũng là một hậu quả của tính ỷ lại.
Cha mẹ cần phải có cách giáo dục tốt ngay từ khi con còn nhỏ, giúp con phát triển tính tự lập, ý thức về trách nhiệm cá nhân để không hình thành tâm lý ỷ lại.
Nếu con đang có tâm lý ỷ lại, cha mẹ cần xem xét lại cách đồng hành và điều chỉnh một cách phù hợp.
Giải pháp đồng hành cùng trẻ để ngăn chặn tính ỷ lại
Hãy cho con được thực hiện những việc mà con có thể làm phù hợp với độ tuổi, bắt đầu từ những việc đơn giản cho đến việc khó khăn, từ những việc con thích đến những việc con chưa thích.
Ban đầu, con có thể cảm thấy lúng túng và cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Cha mẹ nên hướng dẫn, làm gương và động viên con. Dần dần, con sẽ làm tốt hơn. Hãy khen ngợi con thật lòng khi con có sự tiến bộ và cố gắng.
Bên cạnh đó, hãy trao cho con quyền lựa chọn và quyền ra quyết định theo khả năng và giới hạn của con, đặc biệt là trong những vấn đề của con. Đừng sợ con gặp thất bại, hãy để con sai và trưởng thành.
Chuyên gia Tâm lý trị liệu Trần Thị Hương có nhiều kinh nghiệm trong việc giúp đỡ các bạn trẻ trở nên tự tin, độc lập hơn.
Chuyên gia Tâm lý trị liệu Trần Thị Hương chia sẻ: “Một trong những điều mà Hương tâm đắc và chia sẻ với các bậc phụ huynh mà mình có duyên đồng hành là tư duy trao quyền. Hãy cho con có quyền tự quyết định mục tiêu và lập kế hoạch của riêng mình.”
Chuyên gia này đang hỗ trợ các bạn trẻ vượt qua các vấn đề tâm lý như ỷ lại, thiếu tự tin, sợ giao tiếp xã hội, sống khép kín, trầm cảm, rối loạn lo âu… Cô giúp các bạn trẻ tự tin thể hiện năng lực cá nhân.
Ngoài ra, chuyên gia cũng đồng hành cùng cha mẹ để giúp bậc phụ huynh thấu hiểu và kết nối với con tốt hơn. Từ đó, cha mẹ có thể đồng hành và hỗ trợ con đạt được mục tiêu trong học tập và cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
Nếu bạn cần sự hỗ trợ, đồng hành từ Chuyên gia Tâm lý trị liệu Trần Thị Hương, bạn có thể liên hệ qua số Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.
Tâm lý ỷ lại ở giới trẻ hoàn toàn có thể được ngăn chặn khi cha mẹ không nuông chiều và bảo bọc con quá mức, mà trao cho trẻ quyền lựa chọn. Nếu phụ huynh có thể cho trẻ đủ sự tự do, trẻ sẽ độc lập, tự chủ và thành công hơn trong cuộc sống.