Là một vấn đề phổ biến khi sử dụng xe máy trong thời gian dài, tình trạng kẹt thắng sau gây phiền toái và tai nạn cho chủ xe. Hãy cùng tìm hiểu cách xử lý tình trạng này thông qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết
Xe máy bị kẹt thắng sau thường có các dấu hiệu sau đây:
- Xe có cảm giác nặng hơn bình thường như đang bóp thắng.
- Bị trượt ở vùng bánh sau xe và khó có thể di chuyển.
- Không thể di chuyển được xe, thậm chí không thể dắt bộ được dù xe vẫn không hoạt động.
Nguyên nhân
Muốn biết cách xử lý, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt thắng. Có vài nguyên nhân phổ biến như:
- Lò xo kéo yếu hoặc gãy: lò xo bị giảm độ đàn hồi, khó kéo giãn về vị trí ban đầu hoặc bị biến dạng, đứt gãy do va chạm mạnh, gây ảnh hưởng tới má phanh.
- Đĩa thắng bị cong: đĩa thắng bị cong do va chạm làm ma sát giữa đĩa và má phanh tăng lên, tạo cảm giác bánh xe nặng nề, khó di chuyển.
- Cuppen phanh bị rách: khi lượng dầu phanh hút ẩm vào bên trong nhiều sẽ khiến các vành cao xu mỏng bị nỡ hoặc rách, làm má phanh bị cứng lại.
- Hệ thống phanh bị bẩn hoặc khô dầu: bụi bẩn bám vào khiến xe khi phanh lại gặp khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân làm phanh bị khô dầu khiến các động cơ hoạt động không được trơn tru và có hiện tượng chững lại.
- Vấn đề về má phanh: rất nhiều vấn đề má phanh ảnh hưởng đến việc di chuyển như má phanh bị mòn trong quá trình sử dụng hay dùng phải má phanh kém chất lượng.
Cách xử lý
Đây là một vấn đề nghiêm trọng, có thể gây ngã hoặc các tai nạn không mong muốn. Vì vậy, khi xe bị kẹt thắng, bạn cần xử lý ngay:
- Lau chùi má phanh hoặc các bộ phận liên quan nếu phát hiện có bụi bẩn hoặc chỉnh lại đĩa thắng khi có vấn đề.
- Kiểm tra và thay mới các bộ phận khi có dấu hiệu hỏng hóc: má phanh, cuppen phanh, lò xo,…
- Vệ sinh ắc suất phanh, tra dầu mỡ. Kiểm tra lại piston phanh và đem đi sửa chữa khi phát hiện hỏng hóc.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.