Có một câu thành ngữ “Vạn kiếp bất phục” khiến ta nghĩ ngay đến ngàn kiếp không thể tha thứ, chỉ vì một sự oan ức không dứt ra mà ngay cả vạn kiếp cũng không thể tha thứ. Tuy nhiên, liệu như vậy có đúng không?
Thực tế, câu thành ngữ này bắt nguồn từ một câu trong kinh Phật: “Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục”, có nghĩa là một khi mất đi cơ thể, vạn kiếp sẽ không thể có lại. Đời sống trong vòng luân hồi đã vô cùng khó khăn, nếu ta làm những việc xấu đến mức mất đi cơ hội làm người, thì cần phải đợi đến vạn kiếp mà vẫn không được làm người lần nữa. Ở đây, “vạn kiếp” là bao lâu? “Kiếp” là đơn vị đo thời gian trong Phật giáo, “một kiếp” là trải qua hàng vạn năm, đó chính là một chu kỳ của sự hình thành và diệt vong của vũ trụ.
Sinh mệnh do âm mưu ác niệm mà hành ác, bị đọa vào địa ngục vô gián, phải chịu đau khổ không bao giờ ngừng. Một khi mất đi cơ thể, thì không thể trở lại được nữa. Do đó, khi có cơ hội được sinh ra và có cơ thể, ta cần phải trân trọng nó, hãy làm người chân chính để không lỡ mất cơ duyên này.
Cuộc sống của con người đang tồn tại trong một thế giới mê đắm. Kinh thư đã viết:
“Trẻ trung nhan sắc chẳng bền lâu,
Vùn vụt như ngựa vút qua mau
Nhân sinh vô thường như dòng nước
Ngày nay còn đó mai còn đâu.”
Nói một cách đơn giản, con người không nên quá bận tâm và sở hữu tại thế gian này. Dẫu có cảnh đẹp đến đâu, khi chúng ta nhắm mắt, không còn gì nữa. Đời sống của con người, dù dài hay ngắn, không thể tự mình quyết định. “Ngày nay còn đó mai còn đâu”, lời này có thể nghe thấy trong một không gian êm ấm nhưng chẳng có gì kích động. Nhưng khi thế giới đảo lộn trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, đau lòng mới thấy rõ. Sinh mệnh chỉ tựa như cơn gió thoảng qua, có thể tàn phá bất cứ lúc nào…
Trong Kinh Phật, có câu: “Bố tâm nan sinh, thiện tâm nan phát”, ý muốn truyền đạt rằng nếu không có nỗi sợ hãi, thiện tâm cũng khó mà phát triển. Đặc biệt, trong thời đại đang huỷ hoại đạo đức của con người, khiến xã hội bị cuốn vào thời kỳ “thập ác bất xá, vạn độc câu toàn” (mười tội đại ác không thể tha thứ, đầy đủ các hình thức độc hại). Có những người làm việc xấu nhưng vẫn tự cho mình là thông minh và tài giỏi. Trong Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ đã đàn áp tôn giáo và văn hóa tinh thần của dân tộc Hoa Hạ, khiến con người mất đi ý thức về thiện ác và mãi mãi đoạn tuyệt con đường nhân sinh của mình.
Cổ nhân tin rằng: “Thiện ác hữu báo”, tức là người làm việc thiện sẽ nhận được phúc báo, làm điều ác sẽ chịu ác báo. Mọi việc mà con người làm đều để lại dấu ấn, vì khi sinh ra trong thế gian, ta đang tạo nghiệp, và nếu tạo nghiệp nhiều thì cũng phải chịu khổ, trả nợ.
Phật giáo giảng về ba đời nhân quả, gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy, có quả ắt có nhân. Kinh thư viết: “Mạc đạo nhân quả vô nhân kiến, viễn tại nhi tôn cận tại thân”, nghĩa là chớ nói nhân quả không ai thấy, xa báo cháu con, gần báo mình. Đạo sư giảng: “Họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu. Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình”, nghĩa là họa phúc không thể đến được mà do chính bản thân ta mời gọi, thiện ác sẽ nhận được báo ứng, như bóng theo hình. Trên trời đất, Thần đang quản lý và ghi lại tất cả những hành động thiện ác mà con người làm. Do đó, mọi việc con người làm đều có báo ứng, đó chính là quy luật vĩnh hằng.
Con người thường không biết rằng chịu khổ là đang hoàn trả nợ nghiệp, chỉ thông qua thanh trừ tội khổ mới có thể có một tương lai tươi sáng. Nhưng vì không muốn chịu khổ, người ta cho rằng cuộc sống này bất công, từ đó nuôi oán hận và đố kỵ, tạo thêm nhiều tội nghiệp. Sinh sinh thế thế tích lũy càng nhiều tội nghiệp thì càng làm con người gánh chịu khổ nạn. Nếu tin theo tà thuyết vô Thần, ta sẽ mất đi ý thức về thiện ác, và nếu làm quá nhiều điều ác, ta sẽ bị đẩy vào địa ngục vô gián và chịu khổ. Từ đó, mất cơ hội chuyển sinh thành người mãi mãi.
Con người đã sa vào cõi mê và quên mất mục đích của cuộc sống trên thế gian này là gì, quên đi sứ mệnh trở về nguồn gốc. Mục đích tới thế gian là để tu luyện, để có thể trở về. Rất nhiều tác phẩm văn học như “Hồng Lâu Mộng”, “Phong Thần Bảng”, “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, “Tây Du Ký” đều nhắc nhở thế nhân về việc này. Ví dụ, “Tam Quốc Diễn Nghĩa” khuyên chúng ta không nên chỉ quan tâm đến những việc xấu nhỏ mà không làm, mà lại không thấy những việc thiện nhỏ mà làm. Hành vi xấu nhỏ tích lại sẽ tạo ra tội lớn, trong khi hành vi thiện nhỏ tích lũy sẽ trở thành một hoa đầy mùi hương và trái ngọt sau này.
Trong “Tây Du Ký”, có câu: “Thân người khó được, Trung Thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp, có được cả ba điều trên thì quả là may mắn lắm thay”. Đó là lời cảnh tỉnh cho những ai sống tại Thần Châu, sinh ra tại vùng đất Trung Thổ, lại gặp được Thánh nhân truyền đạo và đắc được Chính Pháp, thì không có gì may mắn hơn. Trong “Tây Du Ký” còn viết: “Nhân sinh nan đắc quả nhiên nan, bất ngộ chân truyền mạc luyện đan”, nghĩa là thân người khó được quả nhiên khó, không gặp được chân truyền thì không thể luyện đan. Câu nói này đã nhắc nhở chúng ta cần nhận thức đúng về Chính Pháp, nếu không phân biệt được chính và tà, có thể đi sai đường mãi mãi.
Vì vậy, câu thành ngữ “Vạn kiếp bất phục” là một cách tỉnh thức thế nhân hãy trân quý cơ hội hiện tại. Vì chỉ khi có cơ thể chúng ta mới có thể tu luyện, đắc được Đại Pháp và có thể thoát khỏi sự sinh lão bệnh tử trong thế gian. Hiểu được câu thành ngữ này, chúng ta hiểu được ý nghĩa của văn hóa tinh thần truyền thống, hành thiện và tu luyện, có thể hồi sinh.
Theo Dung Nãi Gia, Epoch Times Nguyệt Hòa biên dịch
Video: Trong cuộc đời, điều gì mới là trân quý nhất?
Có thể bạn quan tâm:
- Cảm ngộ Tây Du (Kỳ 5) – Vì sao Đường Tăng nói: ‘Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp’?
- Truyền thuyết về Hách Đạo Thông: Tu luyện phải đặt công phu ở tâm tính
- Diễn viên nổi tiếng Ryan Jiang từ bỏ sự nghiệp ở Trung Quốc để tu luyện Pháp Luân Công
- Cứ đọc kinh Phật, hành lễ thắp hương, tọa thiền thì đã là tu luyện?