Mục lục
Nghệ thuật là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, là bến đỗ cửa sự thanh bình, giúp con người trở về với bản chất thực sự, với cái lương tri vốn có. Nghệ thuật là nhịp đập nơi con tim để bơm dòng máu đỏ tươi nồng ấm cho một tâm hồn đa sầu đa cảm. Và việc đọc một tác phẩm văn học chính là những mũi khâu quan trọng trong suốt quá trình làm nên một tâm hồn tuổi trẻ. Nói về việc tiếp thu những giá trị vĩnh cửu của văn học – một gam màu lớn trong cái mảng màu bất tận của nghệ thuật, vang lên một câu hỏi cần lắm một câu trả lời: “Phải chăng đọc tác phẩm văn học là quá trình con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình?”
Văn Học – Mở Cánh Cửa Tìm Hiểu Thế Giới
Tác phẩm văn học mang trong mình chức năng nhận thức mạnh mẽ. Trang sách là lăng kính phản ánh hiện thực sâu sắc và phơi bày những mảng nhỏ, trong đó có thể gieo vào lòng bạn đọc hạt giống cảm thông, yêu thương, chia sẻ. “Văn học là quá trình con người khám phá thế giới”, là tấm gương phản ánh cuộc sống, là quyển bách khoa toàn thư với kho tàng kiến thức vô tận. Với chất liệu hiện thực nóng hổi, văn học thổi bùng lên trong ta hiểu biết cặn kẽ về nơi ta đang sống và cả những xứ sở xa xôi, đặt ra những câu hỏi lớn về tương lai.
Tìm Kiếm Chính Mình Qua Tác Phẩm Văn Học
Quá trình đọc tác phẩm văn học giúp ta khám phá và tìm kiếm cái mới, khiến ta sống tốt hơn và phá bỏ mọi giới hạn lớn lao, vĩ đại trong mỗi con người. Bên cạnh cuộc sống, con người cũng là nguồn nhựa sống dạt dào không bao giờ vơi cạn. Từng con chữ trên trang giấy trắng không thẳng đơ vô hồn, nó không chỉ mang trên mình một màu đen của mực in mà ẩn sâu bên trong chính là cung bậc cảm xúc của tác giả. Để qua đó, người đọc tìm được bản chất đích thực từ sâu trong tâm hồn mình, tìm thấy con người thật, một lối đi riêng, một ngã rẽ đầy khác biệt. Tác phẩm văn học hướng con người vào thế giới bên trong để tự tra vấn, lắng nghe những tiếng lòng, tâm tư tình cảm thầm kín nhất và đối diện với bản thân.
Tác Phẩm Văn Học – Sự Tôn Vinh Con Người
Câu hỏi in sâu trên trang giấy mang đến một suy nghĩ đúng đắn về chức năng nhận thức của văn học. Quá trình tiếp thu nghệ thuật, cảm thụ văn chương là quá trình tích góp cho bản thân những chiếc vé đi khắp mọi miền xứ sở, bởi từng con chữ ôm ấp trong mình mạch chảy của thời đại, chứa đựng muôn trùng vấn đề của lịch sử. Tác phẩm nghệ thuật còn hòa mình vào thực tại, thay đổi hiện thực xã hội. Vì vậy, “nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” như đã từng nói.
Tác Phẩm Văn Học – Cầu Nối Tìm Hiểu Chính Mình
Bước đi của thời gian muốn cuốn trôi tất cả, nhưng giữa phong ba bão táp vẫn còn vương lại những hạt ngọc tâm hồn được nuôi dưỡng nhờ những tác phẩm nghệ thuật chân chính sống mãi cùng năm tháng. Tác phẩm văn học không chỉ mang lại tri thức và vốn sống dồi dào, nó còn đem đến cho ta những biến chuyển khôn lường của thế giới nội tâm, những suy tư của nhân vật. Từ đó, ta thêm thấm nhuần giá trị tư tưởng của tác phẩm, đồng cảm với mạch đập của những trang sách dài để hiểu thêm về bản thân, nhận thức được cái tôi, tiếng nói tâm tư tình cảm, ước mơ và khát vọng.
Văn Học – Tạo Nên Nhân Cách Riêng
Văn chương vun đắp cho mỗi con người một nhân cách riêng, một góc nhìn, một thế giới quan đậm màu sắc cá nhân. Đọc tác phẩm văn học chính là khi con người tìm thấy chính mình, tìm thấy hình mẫu mà ta hằng mong ước được trở thành. Văn học giúp con người hiểu được bản thân, nâng cao niềm tin vào bản thân và sống đầy đam mê. Văn chương như một thước phim quay chậm thâu tóm vào tầm mắt con người những cảnh quay sâu sắc nhất của hiện thực đời sống. Tác phẩm nghệ thuật giúp: “con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình”.
- Làm sáng tỏ nhận định: “Khi đọc xong tác phẩm văn học, hứng thú chủ yếu là tính cách tác giả được thể hiện trong đó” (Leptonxtoi)
- “Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”. Bằng việc phân tích một tác phẩm đã học, anh/chị hãy bình luận nhận định trên.
- Chứng minh: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.”
Có thể tham khảo các bài viết liên quan:
- “Đọc hiểu văn bản Hiểu rõ bản thân (Thô-mát Am-xơ-trong) (Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)”
- “Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện Những vết đinh”
- “Bạn suy nghĩ gì khi sự xuất hiện của bạn trên thế giới này hi hữu kì diệu như một phép màu?”
- “Suy nghĩa về câu nói của Anhxtanh: Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn.”
- “Nghị luận: Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng (Ngạn ngữ Nga).”
- “Nghị luận: Bạn là người làm chủ số phận của mình”
- “Nghị luận: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.”
- “Nghị luận: Tự hào về bản thân.”
- “Nghị luận về vấn đề biết tự khẳng định mình”
- “Nghị luận “Chiến thắng bản thân mình”.”