Những bạn yêu thích nuôi cá cảnh chắc chắn không còn xa lạ với cá ngựa vằn. Loài cá này sở hữu ngoại hình nhỏ nhắn nhưng độc đáo và màu sắc sinh động, dễ nuôi nên rất được yêu thích. Nếu bạn quan tâm đến loài cá đáng yêu này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về đặc điểm và cách chăm sóc cá ngựa vằn nhé.
Mục lục
- 1. Giới thiệu về Cá Ngựa Vằn
- 1.1. 1.1 Đặc điểm ngoại hình của cá ngựa vằn
- 1.2. 1.2 Đặc tính cá ngựa vằn
- 1.3. 1.3 Ý nghĩa phong thủy của cá ngựa vằn
- 1.4. 2.1 Cách chọn cá ngựa vằn để nuôi
- 1.5. 2.2 Chọn bể nuôi cá ngựa vằn
- 1.6. 2.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá
- 1.7. 2.4 Các bước thả cá ngựa vằn vào bể
- 1.8. 2.5 Thức ăn cho cá ngựa vằn
- 1.9. 2.6 Vệ sinh bể cá ngựa vằn
- 1.10. 2.7 Cá ngựa vằn sinh sản
- 1.11. 3.1 Cá ngựa vằn bị nhiễm nấm
- 1.12. 3.2 Cá ngựa vằn bị nhiễm bệnh rung
- 1.13. 3.3 Cá ngựa vằn bị thối vây, thối đuôi
Giới thiệu về Cá Ngựa Vằn
- Tên tiếng Anh: Zebra, Zebra Danio
- Họ: Syngnathidae
- Tên tiếng Việt: Cá ngựa vằn, cá sọc vằn
- Nguồn gốc: Đông Myanmar, Tây Pakistan
- Đặc điểm: Cá ngựa vằn con dài từ 1.3 – 2.5 cm (0.5 – 1 inch), con trưởng thành dài từ 3.8 – 5 cm (1.5 – 2 inch)
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
Cá ngựa vằn được xem là loài cá dễ nuôi, không yêu cầu quá nhiều chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, trong bể nuôi, bạn cần sắp xếp sao cho cá có không gian thoải mái và rộng rãi nhất.
1.1 Đặc điểm ngoại hình của cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn có 5 sọc màu xanh lam ánh kim sẫm, chạy dọc theo cơ thể từ đầu đến đuôi cá. Cơ thể cá giống như một trục xoay, có miệng hướng lên trên. Màu nền của loài cá này thường là từ màu sọc bạc đến vàng tinh tế.
1.2 Đặc tính cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn hoạt bát, thích sống theo đàn lớn. Bạn nên nuôi ít nhất 5 con vì ít con sẽ khiến chúng cô đơn và buồn chán. Loài cá này thường chơi và bơi theo nhóm rời. Chúng thường đùa nghịch và rượt đuổi nhau nhưng hầu hết là vô hại.
Tính tình cá ngựa vằn khá ôn hòa, sống cộng đồng với những chú cá có hình dạng và kích thước tương tự.
1.3 Ý nghĩa phong thủy của cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn là loài cá cảnh dễ nuôi, nhiều màu sắc khác nhau. Người nuôi có thể lựa chọn màu phù hợp với mệnh, tuổi. Ví dụ, mệnh Hỏa có thể chọn cá ngựa vằn có màu đỏ, cam, còn mệnh Thổ thì chọn cá có màu nâu, đỏ.
Cá ngựa vằn có sức khỏe tốt, sinh sản nhanh nên có ý nghĩa là con đàn cháu đống, gia đình thuận hòa. Cá còn giúp gia chủ thu hút nhiều tài lộc, may mắn trong sự nghiệp và công danh.
Dưới đây là các thông tin chi tiết về cách nuôi cá ngựa vằn tại nhà.
2.1 Cách chọn cá ngựa vằn để nuôi
Để chọn được cá ngựa vằn đẹp và khỏe mạnh, bạn cần chú ý các tiêu chí sau:
- Chọn cá linh động, nhanh nhẹn, có phản xạ tốt.
- Tránh chọn cá bơi hay nằm gần đáy hồ hoặc ngoi lên mặt nước, ngáp, vì đó là những dấu hiệu cá không khỏe.
- Chọn cá có khả năng bơi lội tốt, không có đốm trắng trên thân, mắt cá rõ rệt không đục mờ.
- Chỉ mua cá từ địa chỉ bán cá uy tín, không mua cá giá rẻ, bán trôi nổi.
2.2 Chọn bể nuôi cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn thích bể cá nhỏ, tối thiểu kích thước 40x40x30cm. Cá này có thể sống ở nhiệt độ 11-15 độ C, nhưng nhiệt độ lý tưởng để cá phát triển là 20-23 độ C. Môi trường axit yếu đến trung bình là lý tưởng cho cá ngựa vằn khỏe mạnh và sinh sản.
Nước trong bể cần sạch, không ô nhiễm. Hãy thường xuyên cọ rửa bể để giữ môi trường sống trong lành.
Trong quá trình chăm sóc cá, hãy quan tâm đến nhiệt độ, ánh sáng chiếu xuống bể. Điều chỉnh nhiệt độ nếu cần thiết.
2.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá
Dù cá ngựa vằn hiếm khi mắc bệnh, bạn cần đảm bảo chất lượng nước tốt. Bộ lọc nước cần hoạt động 24/24 để sát khuẩn và tiêu diệt các mầm bệnh.
Hiện nay có nhiều loại bộ lọc cho bể cá trên thị trường. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện cá nhân, bạn có thể chọn các loại lọc như lọc thùng, lọc tràn, lọc vách, lọc máng, lọc thác, lọc chìm. Mỗi loại lọc có chức năng hoạt động khác nhau, hãy tìm hiểu để lựa chọn phù hợp.
2.4 Các bước thả cá ngựa vằn vào bể
Khi mới mua cá ngựa vằn, bạn không nên thả cá ngay vào bể mới vì chúng có thể bị sốc và căng thẳng.
Các bước thả cá vào bể như sau:
- Ngâm bịch cá trong nước mới 20 phút để cá quen dần với nhiệt độ mới.
- Cho nước từ từ tràn vào để cá quen dần với nhiệt độ và điều kiện nước, sau đó cá sẽ tự bơi ra.
- Sau 6-8 giờ, hãy cho cá ăn thức ăn. Điều này giúp tránh tình trạng cá sình bụng.
Lưu ý khi cho cá vào bể mới:
- Khử trùng nước trong bể trước khi thả cá vào.
- Tăng độ khoáng bằng nước lá bàng và muối hột.
2.5 Thức ăn cho cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn là loài ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn. Thức ăn yêu thích của cá là côn trùng nhỏ, giun, động vật giáp xác nhỏ trong nước. Bên cạnh đó, cá cũng ăn thức ăn dạng hạt bán sẵn. Do đó, không cần lo lắng về chế độ ăn uống hằng ngày, việc chuẩn bị cũng không tốn quá nhiều thời gian và công sức.
Cho cá ngựa vằn trưởng thành ăn 1 lần mỗi ngày. Đừng cho cá ăn quá nhiều vì sẽ làm cá sình bụng. Sau khi cho ăn, hãy dọn dẹp thức ăn thừa để không gây ô nhiễm nước. Lượng thức ăn duy trì trong khoảng 3 phút là tốt nhất.
2.6 Vệ sinh bể cá ngựa vằn
Quá trình vệ sinh bể cá ngựa vằn không phức tạp. Các bước sau đây sẽ giúp bạn thực hiện việc này:
Bước 1: Tắt thiết bị đèn và bộ lọc.
Bước 2: Sử dụng ống hút để hút 30% lượng nước trong bể. Rửa sạch đá sỏi, cây trang trí và loại bỏ rêu bám bẩn. Sau đó, đặt lại vào bể.
Bước 3: Bơm nước sạch đã xử lý vào bể cá. Bật lại thiết bị và kiểm tra chất lượng nước. Theo dõi cá và điều chỉnh nhiệt độ nếu cần thiết.
2.7 Cá ngựa vằn sinh sản
Cá ngựa vằn đẻ quanh năm, tập trung vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, thấp nhất vào tháng 12-1. Chu kỳ sinh sản của cá ngắn, đẻ nhiều lần trong năm. Nhiệt độ thích hợp để cá đẻ là 27-28 độ C.
Cá ngựa vằn cái đẻ trứng. Trứng dính vào giá thể, rễ bèo, rong. Sau khi đẻ trứng, hãy vớt cá bố mẹ ra để tránh cá ăn trứng.
Trứng ấp trong thau nhựa, mực nước 25-30cm, sục khí liên tục hoặc định kỳ thay nước mỗi ngày. Trứng sẽ ấp sau 44-48 giờ, ở nhiệt độ 27-28 độ C.
Sau khi cá con nở, bạn có thể cho ăn lòng đỏ trứng gà, Rotifera.
Cá ngựa vằn thường khỏe mạnh và năng động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp với nhiều nguyên nhân khác nhau, cá cũng có thể mắc phải bệnh.
3.1 Cá ngựa vằn bị nhiễm nấm
Biểu hiện của bệnh này là trên thân cá xuất hiện vết đốm phát ban hoặc màng mỏng dạng sợi. Để điều trị, bạn có thể ngâm cá trong nước muối hoặc hòa muối vào bể nuôi. Nếu được điều trị sớm, cá sẽ nhanh khỏi.
3.2 Cá ngựa vằn bị nhiễm bệnh rung
Biểu hiện của bệnh này là cá di chuyển nhanh nhưng thực chất đứng yên một chỗ. Nguyên nhân gây bệnh là các chức năng của cá bị rối loạn. Để điều trị, bạn cần kiểm tra lại nước, nhiệt độ, pH, và thức ăn cho cá.
3.3 Cá ngựa vằn bị thối vây, thối đuôi
Cá bị thối vây hoặc thối đuôi do môi trường sống không sạch sẽ. Để điều trị, sử dụng loại thuốc chuyên dụng và thêm muối vào nước bể để sát khuẩn.
Trên đây là thông tin về đặc điểm và cách chăm sóc cá ngựa vằn. Chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn, bạn sẽ thành công. Chúc bạn nuôi được đàn cá khỏe mạnh và sinh trưởng nhanh nhất.