Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết bài toán về tính toán với số thập phân, một trong những chủ đề quan trọng trong môn Toán lớp 6. Bài toán được trình bày chi tiết và dễ hiểu, giúp các em nắm vững kiến thức và phát triển kỹ năng giải toán hiệu quả hơn.
Mục lục
Giải Toán lớp 6: Tính toán với số thập phân
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tính toán với số thập phân thông qua các hoạt động như: cộng, trừ, nhân và chia. Cùng nhau xem các ví dụ sau đây:
Hoạt động 1
Tính:
a) 2,259 + 0,31
b) 11,325 – 0,15
Đáp án:
a) 2,259 + 0,31 = 2,569
b) 11,325 – 0,15 = 11,175
Hoạt động 2
Thực hiện các phép tính sau bằng cách quy về cộng hoặc trừ hai số thập phân dương tương tự như với số nguyên:
a) (-2,5) + (-0,25)
b) (-1,4) + 2,1
c) 3,2 – 5,7
Đáp án:
a) (-2,5) + (-0,25) = – (2,5 + 0,25) = -2,75
b) (-1,4) + 2,1 = 2, 1 – 1, 4 = 0,7
c) 3,2 – 5, 7 = -(5,7 – 3,2) = – 2,5
Hoạt động 3
Tính: 12,5. 1,2
Đáp án:
Đặt tính rồi tính: 12,5 . 1,2
12,5 . 1,2 = 15
Hoạt động 4
Thực hiện phép nhân sau bằng cách quy về phép nhân hai số thập phân dương tương tự như với số nguyên:
a) (- 12,5). 1,2
b) (- 12,5). (-1,2)
Đáp án:
a) (- 12,5). 1,2 = -(12,5 . 1,2) = -15
b) (- 12,5). (-1,2) = 12,5 . 1,2 = 15
Hoạt động 5
Tính: 31,5: 1,5
Đáp án:
Thực hiện phép tính ta có:
31,5: 1,5 = 315: 15 = 21
Vậy 31,5: 1,5 = 21
Hoạt động 6
Thực hiện các phép tính sau bằng cách quy về phép chia hai số thập phân dương tương tự như với số nguyên:
a) (- 31,5): 1,5
b) (- 31,5): (- 1,5)
Đáp án:
Thực hiện phép tính ta có:
a) (- 31,5): 1,5 = – (31,5: 1,5) = -21
b) (- 31,5): (- 1,5) = 31,5: 1,5 = 21
Giải Toán lớp 6: Luyện tập
Tiếp theo, chúng ta sẽ thực hành và rèn luyện kỹ năng giải toán với các bài luyện tập về tính toán với số thập phân. Hãy xem các ví dụ sau đây:
Luyện tập 1
Tính
a.(-2,259) + 31,3
b) (-0,325) – 11,5
Đáp án:
a.(-2,259) + 31,3 = 29.041
b. (-0,325) – 11,5 = -11.825
Luyện tập 2
Tính
a. 2,72. (-3,25)
b. (-0,827).(-1,1)
Đáp án:
a. 2,72.(-3,25) = -8,84
b. (-0,827).(-1,1) = 0,9097.
Luyện tập 3
Tính
a.(-5,24) : 1,31
b.(-4,625) : (-1,25)
Đáp án:
a.(-5,24) : 1,31 = -4
b.(-4,625) : (-1,25) = 3,7
Luyện tập 4
Tính giá trị biểu thức sau: 21.0,1- [4-(-3,2-4,8)]:0,1
Đáp án:
21.0,1- [4-(-3,2-4,8)]:0,1= 2,1-12 : 0,1 = 2,1-120 = -117,9.
Giải Toán lớp 6: Vận dụng
Ở phần này, chúng ta sẽ áp dụng kiến thức đã học vào các bài toán thực tế. Hãy cùng xem một số ví dụ sau đây:
Vận dụng 1
-
Giải bài toán mở đầu
-
Nhiệt độ trung bình năm ở Bắc Cực là -3,4oC, ở Nam Cực là -49,3oC. Hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm ở nơi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu độ C.
Đáp án:
-
Độ cao mới của tàu sau khi tàu nổi lên thêm 0,11 km là: -0,32 + 0,11=-0,21 (km)
-
Nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực cao hơn và cao hơn: -3,4-(-49,3) = 45,9 oC
Vận dụng 2
Mức tiêu thụ nhiên liệu của một chiếc xe máy là 1,6 lít trên 100km. Giá 1 lít xăng E5 RON 92-II ngày 20-10-2020 là 14 260 đồng (đã bao gồm thuế). Một người đi xe máy đó trên quãng đường 100km thì hết bao nhiêu tiền xăng?
Đáp án:
Số tiền xăng là: 14 260 . 1,6=22 816 (đồng)
Vận dụng 3
Tài khoản vay ngân hàng của một chủ xưởng gỗ có số dư -1,252 tỉ đồng. Sau khi chủ xưởng trả được một nửa khoản vay thì số dư trong tài khoản là bao nhiêu tỉ đồng?
Đáp án:
Sau khi chủ xưởng nợ trả được một nửa khoản nợ thì số dư tài khoản là:
-1,25 : 2 = – 0,625 (tỉ đồng)
Vận dụng 4
Từ độ cao -0,21 km (so với mực nước biển), tàu thăm dò đáy biển bắt đầu lặn xuống. Biết rằng cứ sau mỗi một phút tàu lặn xuống sâu thêm 0,021 km. Tính độ cao xác định vị trí tàu (so với mực nước biển) sau 10 phút kể từ khi bắt đầu lặn
Đáp án:
Sau 10 phút tàu lặn sâu được: 10.- 0,021 = -0,21(km)
Biểu thức tính độ cao xác định vị trí tàu sau 10 phút kể từ khi tàu bắt đầu lặn là:
-0,21 + – 0,21=-0,42 km (so với mực nước biển)
Giải Toán lớp 6: Thử thách nhỏ
Thử thách nhỏ: Thầy giáo viết lên bảng bốn số -3,2; – 0,75, 120; – 0,1 và yêu cầu mỗi học sinh chọn hai số rồi làm một phép tính với hai số đã chọn.
a) Mai làm phép trừ và nhận được kết quả là 120,75. Theo em, Mai đã chọn hai số nào?
b) Hà thực hiện phép chia và nhận được kết quả là 32. Em có biết Hà đã chọn hai số nào không?
Đáp án:
a) Hai số mà Mai chọn để thực hiện phép trừ là: 120; -0,75
Mai thực hiện phép tính như sau:
120 – (-0,75) = 120 + 0, 75 = 120,75
b) Hai số mà Hà để thực hiện phép tính là: -3,2; -0,1
Hà thực hiện phép tính như sau:
(-3,2): (-0,1) = 3,2: 0,1 = 32: 1 = 32
Kết luận
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng giải toán với số thập phân trong bài toán lớp 6. Hy vọng rằng những kiến thức và ví dụ cung cấp trong bài viết này sẽ giúp các em nắm vững và phát triển khả năng giải toán của mình. Hãy tiếp tục học tập và rèn luyện, và chúc các em thành công trong hành trình học Toán.