Để duy trì sự sống, ăn uống luôn là việc số một quan trọng. Tuy nhiên, quan niệm và thói quen ăn uống của con người về vấn đề này hoàn toàn khác nhau, không ai giống ai. Đối với người Việt Nam, xuất phát từ nếp sống nông nghiệp thì ăn quan trọng lắm. Vì “có thực mới vực được đạo”, nó quan trọng tới mức “trời đánh còn tránh bữa ăn”. Mọi hành động của người Việt đều liên quan đến ăn: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn nằm, ăn cắp, ăn trộm…
Mục lục
Thích trò chuyện trong bữa ăn
Người Việt có thói quen tổ chức ăn uống tổng hợp và ăn chung. Điều này khác với phương Tây, vì mỗi người ăn riêng, mọi người độc lập với nhau. Ngược lại, người Việt thích trò chuyện trong bữa ăn, trái với người Tây phương tránh nói chuyện khi ăn. Trò chuyện trong khi ăn là một nhu cầu thiết yếu của người Việt, vì bữa ăn không chỉ để no bụng mà còn để tương tác xã hội. Đó là dịp để anh em, họ hàng, bạn bè tụ tập lại để thăm sức khỏe, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn và bàn luận về những vấn đề họ yêu thích. Bởi có thức ăn ngon mà không có bạn bè tâm giao thì bữa ăn cũng không ngon.
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Do sự phụ thuộc lẫn nhau, người Việt phải chú ý khi ngồi và mực thước khi ăn. Người ăn không nên ăn quá nhanh hay quá chậm, ăn quá nhiều hay quá ít. Đồng thời, người ăn không nên ăn hết thức ăn trong đĩa mà cũng không nên để thức ăn trong chén. Thói quen ăn này phản ánh khi ăn cơm khách. Người ăn phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, nhưng cũng phải để chừa một ít thức ăn để chứng tỏ không tham ăn. Ăn quá nhanh cho thấy người vội vàng, thô lỗ. Ăn quá chậm khiến người ta phải chờ. Ăn quá nhiều hoặc hết là tham lam. Ăn quá ít hoặc còn là chê không ngon.
Phải có chén nước mắm khi ăn
Trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, cơm và nước mắm là món không thể thiếu. Chén nước mắm trở thành thước đo sự ý tứ và trình độ văn hóa của con người. Chấm nước mắm phải gọn gàng, sạch sẽ, không nhiễu. Chấm mà rơi thức ăn vào chén nước mắm là mất vệ sinh. Ăn nhanh là thể hiện người vội vàng, thô lỗ. Ăn chậm làm người ta chờ. Ăn nhiều là tham lam. Ăn ít là chê không ngon…
Không bới cơm nhiều hoặc quá ít vào mỗi chén
Người ngồi đầu nồi phải tế nhị và mực thước khi bới cơm cho người khác. Nhiều cơm quá dễ tràn, không để chỗ để thức ăn. Ít cơm quá ăn mau hết, phải bới nhiều lần. Đồ ăn trong đĩa lúc nào cũng còn dư, trong chén mọi người đều đã ăn hết. Thói quen ăn này phản ánh khi ăn cơm khách, một mặt khách phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, nhưng mặt khác lại phải để chừa một ít trong các đĩa đồ ăn để chứng tỏ không chết đói.
Sử dụng đũa khi ăn
Đũa là phương tiện ăn phổ biến của người Châu Á. Đây là cách ăn đặc trưng mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt và xuất phát từ thói quen ăn thức ăn không thể dùng tay bốc hoặc mó tay vào được. Đôi đũa của người Việt có nhiều chức năng linh hoạt: gắp và xé, dầm, khoắng, trộn, vét và nối cho cánh tay dài để gắp thức ăn xa!
Cuộc nghiên cứu mới nhất của Công ty Ogilvy & Mather châu Á – Thái Bình Dương về chế độ ăn uống tại 14 quốc gia trong khu vực đã đưa ra nhận định: Thói quen ăn uống của người tiêu dùng đang thay đổi, có xu hướng thích sử dụng đồ hộp, thực phẩm chế biến, các loại thức ăn nhanh…
Trong 20 năm trở lại đây, thói quen ăn uống của người Việt đã thay đổi rõ rệt. Người dân không chỉ ưa chuộng các món ăn nhanh, chế biến sẵn mà còn phụ thuộc vào thực phẩm có hộp. Nhiều người thích ăn bánh snack, khoai tây chiên, uống nước ngọt có ga và ăn thức ăn nhanh. Thay vì ăn 3 bữa ăn chính, nhiều người chỉ ăn lặt vặt suốt cả ngày. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây tình trạng thừa cân, béo phì.
Cách ăn uống của người Việt đã thay đổi từ khi quốc gia phát triển kinh tế và tiếp xúc với văn hóa ẩm thực phương Tây. Người Việt đã tiếp nhận và thích các món ăn phương Tây như pizza, pasta, spaghetti, khoai tây chiên, bánh mỳ, bánh ngọt. Cùng với đó, các nhà hàng, quán bia cũng đã trở thành nơi hội ngộ sau giờ làm việc.
Trong những thay đổi, vẫn còn bảo thủ của khẩu vị, lối ăn, thức ăn. Tuy nhiên, với sự phát triển và hội nhập văn hóa, cách ăn uống của chúng ta cũng phải thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại.