Hoạt động: Làm quen văn học
Đề tài: Thơ “Hoa cúc vàng”
Chủ đề: Tết Mùa Xuân
Loại tiết: Cung cấp kiến thức
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Hoa cúc vàng” của nhà thơ Nguyễn Văn Chương.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Mùa đông trời lạnh giá, cây cối rụng hết lá nhưng cây hoa cúc vẫn nở vàng để đón mùa xuân đến.
- Trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu bài thơ.
- Trẻ hiểu nghĩa một số từ khó: “Nắng đi đâu miết”, “Cây chịu rét”,”Gom”, “Bung”.
2. Kỹ năng:
- Rèn trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng âm điệu, nhịp điệu bài thơ.
- Rèn trẻ nghi nhớ lời bài thơ.
- Phát triển khả năng tư duy tưởng tượng cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia giờ học.
- Trẻ yêu thiên nhiên, biết cách chăm sóc bảo vệ cây hoa, không ngắt lá bẻ cành.
Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô:
- Máy tính, máy chiếu, loa.
- Giáo án điện tử minh họa thơ “Hoa cúc vàng”.
- Bảng Xoay.
- 10 bông hoa.
- Đồ dùng của bé:
- Một số loại hoa.
- 3 giỏ cắm hoa.
- Trang phục gọn gàng.
- Tâm thế trẻ thoải mái.
- Mũ hoa cúc, hao đào, hoa mai, cho trẻ.
- Nhạc bài hát: “Cùng múa hát mừng xuân”.
Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú (2 phút)
- Chào mừng các bé đến với chương trình “Mừng xuân 2023”.
- Đến tham gia chương trình “Mừng xuân 2023” ngày hôm nay, xin trân trọng giới thiệu các cô giáo đến từ phòng GD&ĐT huyện Sơn Động.
- Và thành phần không thể thiếu trong chương trình ngày hôm nay đó là sự góp mặt của các bé Mẫu Giáo 5 tuổi Trường MN Hữu Sản.
- Cô sẽ là người dẫn chương trình của chúng ta ngày hôm nay.
- Trong chương trình ngày hôm nay, 3 đội chơi sẽ trải qua 3 phần chơi.
- Phần chơi thứ 1: “Ai thông minh hơn”.
- Phần chơi thứ 2: “Bé tài năng”.
- Phần chơi thứ 3: “Bé nhanh bé khéo”.
- Điểm của 3 đội chơi sẽ căn cứ vào số hoa mà mỗi đội nhận được.
- Cả 3 đội chơi đã sẵn sàng tham gia chơi chưa?
2. Hoạt động 2: Bài mới (25-27 phút)
Phần chơi thứ nhất: “Ai thông minh hơn”
Ở phần chơi này, BTC xin giới thiệu với các bé một bài thơ. 3 đội chơi sẽ lắng nghe và trả lời câu hỏi của BTC đưa ra. Các bé đã sẵn sàng tham gia chưa?
Để biết bài thơ đó như thế nào, xin mời 3 đội chơi cùng lắng nghe cô đọc thơ “Hoa cúc vàng” của tác giả Nguyễn Văn Chương nhé.
- Cô đọc lần 1: Cử chỉ điệu bộ.
- Các đội chơi vừa được nghe bài thơ gì?
- Bài thơ “Hoa cúc vàng” do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2: Qua hình ảnh minh họa trên máy chiếu.
Đàm thoại – Trích dẫn – Giảng giải:
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ “Hoa cúc vàng” do ai sáng tác?
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Giảng nội dung: Các con ạ. Bài thơ “Hoa cúc vàng” nói về mùa đông lạnh giá, cây cối rụng hết lá nhưng cây hoa cúc vẫn nở rực vàng để đón mùa xuân đến đấy.
- Trong bài thơ có nhắc đến loại hoa gì?
- Mùa nào được tác giả nhắc đến trong bài thơ?
- Mùa đông được tác giả miêu tả như thế nào?
- Đoạn thơ trên có từ “Nắng đi đâu miết”. Chúng mình có biết tại sao tác giả viết như vậy không?
- Các con ạ, “Nắng đi đâu miết” nghĩa là. Vào mùa đông, trời rất lạnh, những đám mây như những chiếc chăn bông đắp lên bầu trời làm cho mặt trời không chiếu ánh nắng xuống mặt đất, và nhà thơ cảm thấy nắng đi đâu rất xa và lâu.
- Và trong đoạn thơ còn có từ “Cây chịu rét”. Nghĩa là gì?
- Mùa đông cây rụng hết lá chỉ còn cành trơ trụi chống chọi với thời tiết giá lạnh.
- Khi mùa xuân đến, tác giả miêu tả cây hoa cúc như thế nào?
- Vì sao?
- Mùa xuân đến tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa cúc vàng nở rộ mang theo những tia nắng của mùa xuân.
- Sớm nay nở hết.
- Vào trong lá biếc.
- Có phải chỉ mùa xuân hoa cúc nở không?
- Vì sao?
- Câu thơ nào nói về niềm vui của mọi người khi tết đến xuân về?
- Các con ạ! Hoa cúc nở bốn mùa, nở đẹp nhất, rực rỡ nhất vào mùa xuân, màu vàng của hoa cúc mang niềm vui niềm hạnh phúc đến cho mọi người, mọi gia đình.
- Vậy khi tết đến, xuân về các con có cảm nhận được gì?
- Để có hoa đẹp đón tết, các con phải làm gì?
- GD: Các con phải chăm sóc, bảo vệ cây hoa, không ngắt lá bẻ cành. Các con nhớ chưa nào?
- Vừa rồi 3 đội chơi đã xuất sắc phần thi của mình (thưởng hoa cho 3 đội chơi).
Dạy trẻ đọc thơ:
Phần thi thứ 2:
- Bây giờ đội chơi cùng bước vào phần thi thứ 2 “Bé tài năng”.
- Các đội chơi sẽ thể hiện tài năng của mình qua bài thơ “Hoa Cúc Vàng” của tác giả Nguyễn Văn Chương nhé.
- Xin mời 3 đội đọc thơ.
- Từng đội chơi sẽ thể hiện tài năng của mình.
- Xin mời các bạn nam đọc tặng chương trình.
- Xin mời các bạn nữ đọc tặng chương trình.
- Mời địa diện 3 đội đọc thơ tặng chương trình (cô đọc cùng trẻ, bao quát, sửa sai, sửa ngọng cho trẻ).
Củng cổ (2-3 phút)
Phần chơi thứ 3: “Bé nhanh – Bé khéo”
- Trong phần chơi này, xin mời 3 đội chơi tham gia 1 trò chơi “Thi cắm hoa”.
- Cách chơi như sau:
Chương trình đã chuẩn bị rất nhiều hoa và 3 cái giỏ để 3 đội chơi thi cắm hoa. Thời gian được tính bằng 2 lần đọc bài thơ “Hoa cúc vàng” của tác giả Nguyễn Văn Chương. 3 đội chơi nào sẽ cùng đọc thơ và thi cắm hoa. Đội nào đọc đều, cắm được giỏ hoa đẹp là chiến thắng. - Các đội chơi đã rõ cách chơi chưa nào?
- (Cô cùng trẻ nhận xét cách cắm hoa của 3 đội chơi)
- Những giỏ hoa của 3 đôi chơi đều rất đẹp, các con sẽ làm gì với những giỏ hoa này?
- Với những giỏ hoa này chúng mình có thể sử dụng được rất nhiều cách. Để cuối giờ chúng mình cùng đem tặng các cô nhé.
Hoạt động 3: Kết thúc (2 phút)
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi, tặng quà cho 3 đội chơi.
- Vận động theo nhạc “Cùng múa hát mừng xuân” kết thúc chương trình.