Đón năm mới 2023, với mục đích mang đến sự yên bình, thịnh vượng và may mắn cho gia đình, việc cúng ông Công ông Táo trở nên vô cùng quan trọng. Vậy cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì, bài khấn và thời gian cúng ông Công ông Táo như thế nào?
Mục lục
Ngày cúng ông Công ông Táo là ngày nào?
Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian cả việc tốt lẫn việc xấu và những gì chưa làm được. Từ đó, Thiên đình sẽ đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.
Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ đưa ông Công ông Táo về trời (hoặc gọi ngắn gọn là đưa ông Táo về trời) luôn được tiến hành trọng thể.
Ý nghĩa cúng ông Công ông Táo
Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta, ngoài việc là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình của gia chủ thì Táo quân còn được xem là vị thần có thể giúp ngăn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên. Do đó, việc thờ cúng ông Công ông Táo mang một ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ “thần Bếp” cai quản việc bếp núc trong gia đình.
Cúng ông Táo 2023 ngày 23 tháng Chạp là ngày nào?
Theo năm dương lịch 2023, ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ rơi vào thứ bảy (14/01), nhiều người vẫn phải đi làm. Vì vậy không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa 23 tháng Chạp mà bạn có thể bắt đầu từ ngày 21 và nhớ phải kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp nhé.
Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo 2023
Lễ vật cúng ông Công, ông Táo
Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:
Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:
Năm 2023 thuộc hành kim, do đó bạn nên chọn đồ cúng màu vàng sẽ phù hợp và mang lại nhiều may mắn hơn.
Nhiều gia đình có trẻ con, người ta cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn ông Táo Quân. Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:
Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.
Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là đã được. Đặc biệt, mâm cúng ông Táo ở ba miền đều có đặc trưng riêng.
Ngoài ra, nơi đặt mâm cỗ cúng ông Táo cũng rất quan trọng. Cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính.
Thứ tự cúng ông Công ông Táo 2023
Thời gian cúng ông Công ông Táo
Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần.
Vậy nếu gia chủ bận việc có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 không?
Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,… để chở ông Táo lên chầu Trời.
Các khung giờ tốt để cúng ông Công ông Táo năm 2023 gồm:
Sau khi cúng ông Công ông Táo, bạn chỉ cần đợi nhang tàn là có thể dùng bếp nấu ăn trở lại bình thường rồi nhé.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày cúng ông Táo ông Táo hằng năm. Và chỉ còn ít ngày nữa thôi là bạn có thể cúng rồi đấy, dù bận đến mấy thì cũng nên dành thời gian để cúng Táo nhé. Nếu vẫn chưa biết cách cúng ông Công ông Táo như thế nào thì hãy theo dõi bài viết tiếp tục nhé!