Lên 2 tuổi, cha mẹ có thể dễ dàng quan sát những thay đổi lớn về thể chất, tâm lý, cảm xúc của trẻ, đặc biệt là tâm lý. Trẻ lúc này đã có khả năng nói được những câu dài hơn khoảng 2 – 3 từ, bắt đầu khám phá ngôn ngữ bằng cách quan sát người lớn và bắt chước. Đồng thời, trẻ rất thích được giao tiếp với bố mẹ và xung quanh.
Trẻ 2 tuổi đã nhận thức được sự việc diễn ra xung quanh và cảm nhận những phản ứng, thái độ khác nhau của người lớn. Bé cảm thấy buồn khi bị mắng, chê trách và ngược lại, cảm thấy vui và hứng khởi khi được khen. Cha mẹ cần động viên bé nhiều hơn trong giai đoạn này.
Trẻ 2 tuổi đã phát triển trí tưởng tượng, không chỉ bắt chước hành động như trước. Bố mẹ nên đọc sách, kể chuyện hoặc chơi các trò chơi nhập vai cùng bé để khuyến khích sự sáng tạo.
Bé cũng đã biết tỏ ý chí quyết tâm bằng cách dành nhiều thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không quá cưng chiều bé để tránh hình thành thói quen xấu trong tương lai.
Trẻ 2 tuổi bắt đầu quan tâm đến người khác và tập thể, thích hợp gia nhập vào các hoạt động tập thể và không còn thích chơi một mình. Bé cũng rất thích khám phá thế giới xung quanh, đặc biệt là các hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng, gió.
Cha mẹ cần dành thời gian nhiều hơn để quan tâm đến trẻ trong giai đoạn lên 2 này, giúp bé có nền tảng nhận thức tốt nhất và phát triển tâm lý toàn diện.
Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học sẽ có nỗi sợ và lo lắng. Bé lo lắng và sợ hãi khi phải rời xa cha mẹ, người thân để đến môi trường hoàn toàn xa lạ, khác biệt. Điều này là hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu. Cha mẹ không nên quát mắng mà nên hiểu và xoa dịu tâm lý trẻ.
Lên 2 tuổi, trẻ sẽ giận dỗi thường xuyên khi không được đáp ứng mong muốn. Nhiều trẻ vẫn chưa có khả năng kiểm soát ham muốn của mình. Đặc biệt, khi bắt đầu đi học, nhu cầu được đáp ứng mong muốn càng nhiều khiến bé trở nên giận dữ.
Tâm lý của trẻ chưa hoàn thiện khiến bé không kiểm soát cảm xúc của mình. Khi bắt đầu đi học, trẻ chưa quen với môi trường mới, lo lắng và sợ hãi sẽ khiến bé bùng nổ cảm xúc. Cha mẹ cần bình tĩnh và kiên nhẫn với bé hơn khi bé khóc to, giận dữ.
Trẻ 2 tuổi thích tự ra quyết định khi đi học, cha mẹ không cần lo lắng hoặc ngăn cản bé. Bé đang học cách tự lập trong cuộc sống của mình. Thay vì ngăn cản, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho bé tự quyết định mọi thứ trong cuộc sống và trưởng thành hơn.
Cha mẹ quan sát sẽ thấy bé rất thích nói “không” khi lên 2 tuổi. Đây là giai đoạn bé thách thức giới hạn chịu đựng của người thân. Trẻ khi bắt đầu đi học còn gặp các vấn đề khác như lười ăn, khó ngủ, nhút nhát, rối loạn ngôn ngữ. Cha mẹ cần nắm bắt tâm lý của trẻ để đồng hành cùng bé vượt qua giai đoạn này.
Khi thấy bé có biểu hiện khó thích nghi với môi trường mới, cha mẹ có thể áp dụng những cách sau để giúp bé vượt qua nỗi sợ đến trường:
- Áp dụng giờ giấc sinh hoạt giống như ở trường trong thời gian chuẩn bị đi học.
- Mua và cho bé đồ dùng sinh hoạt giống như ở trường.
- Tạo thú vị khi bé đi học bằng cách trò chuyện với bé về niềm vui ở trường, trò chơi, mối quan hệ với cô giáo và bạn bè.
- Cho bé giao tiếp với người lạ nhiều hơn để tăng tự tin khi tiếp xúc với người khác.
- Tham quan và vui chơi ở trường trước khi đi học.
- Tham gia buổi học đầu tiên cùng con ở trường.
- Đưa bé đi học và đón về đúng giờ, không quan sát bé trong giờ học để bé không tìm kiếm và khóc.
- Thảo luận với cô giáo về thói quen, sở thích, nỗi sợ hãi của trẻ.
- Kiên nhẫn với bé trong thời gian đầu đến trường, không quát mắng hay hù dọa bé.
Trẻ khi bắt đầu đi học cũng dễ ốm vặt do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và thay đổi môi trường. Cha mẹ cần tăng đề kháng cho trẻ bằng cách xây dựng thực đơn lành mạnh, bổ sung các sản phẩm tăng đề kháng.
Hãy tin tưởng rằng, bé yêu của bạn sẽ dần thích nghi với môi trường mới và trưởng thành hơn qua từng ngày đi học.