Có một số điều quan trọng mà chúng ta cần biết về vết cắn của rắn độc và cách sơ cứu khi bị rắn cắn. Sau đây là một số khái niệm cơ bản giúp bạn nhận biết và xử lý tình huống này.
Mục lục
Cách nhận biết khi bị rắn độc cắn
Quan sát vết rắn cắn
Khi bị rắn cắn, bạn có thể quan sát vết cắn để xác định liệu mình có bị rắn độc cắn hay không.
-
Rắn độc: Rắn độc có hai răng độc lớn. Khi cắn, răng truyền độc vào da và để lại vết răng đặc trưng. Người bị rắn độc cắn thường để lại ít dấu răng ở vết cắn nhưng sẽ thấy 2 vết răng nanh.
-
Rắn không độc: Khi quan sát vết cắn, bạn thấy dấu vết của cả hai hàm răng như chấm nhỏ hình vòng cung và không có răng nanh.
Ảnh nguồn internet: Quan sát vết rắn cắn để nhận biết
Triệu chứng chung khi bị rắn độc cắn
Hầu hết các nạn nhân sau khi bị rắn độc cắn sẽ có một số biểu hiện chung sau:
-
Tại vùng bị cắn: Có cảm giác đau rát nghiêm trọng, sau đó có thể sưng, tấy đỏ, chảy máu và bầm tím. Đôi khi sẽ lan rộng ra các vùng xung quanh và gây nhiễm trùng, hoại tử da.
-
Biểu hiện toàn thân: Buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, sưng môi, lưỡi và nướu, cảm giác cơ thể yếu dần, tinh thần lú lẫn, nhịp tim không đều. Trong một số trường hợp, nạn nhân sẽ cảm thấy có mùi vị kỳ lạ trong miệng.
Ảnh nguồn internet: Triệu chứng chung khi bị rắn độc cắn
Triệu chứng khi bị rắn hổ cắn
Một nhóm rắn có độc tố mạnh như rắn hổ sẽ gây ra các triệu chứng về thần kinh. Vết rắn cắn không quá đau nhưng sẽ có cảm giác da ngứa, mệt mỏi, buồn ngủ, mạch yếu, hạ huyết áp, liệt toàn thân hay suy hô hấp và ngừng thở.
Triệu chứng khi bị rắn lục cắn
Rắn lục là loại rắn có chứa độc tố gây xuất huyết. Toàn chi bị cắn đau nhiều, da đỏ bầm, xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù, dễ bị hoại tử. Sau khi bị cắn khoảng 30 phút tới 1 giờ, nạn nhân có hiện tượng nôn, ngất xỉu.
Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Nếu bị rắn độc cắn, hãy nhanh chóng liên hệ với dịch vụ cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ sự giúp đỡ từ y tế, bạn có thể thực hiện các bước sau:
-
Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn. Sau khi đã ra khỏi tầm hoạt động của rắn, bạn nên hạn chế di chuyển nạn nhân và cố gắng điều chỉnh tư thế để nơi bị rắn cắn thấp hơn vị trí tim để làm giảm tốc độ di chuyển của nọc độc về tim.
-
Cởi bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép, vì vết thương có thể bị sưng lên.
-
Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý. Sau đó, dùng một miếng gạc khô và sạch để băng vùng bị cắn. Khi thực hiện thao tác này, hãy lau rửa tay sạch sẽ.
-
Nếu có thể, hãy kiểm tra thân nhiệt, nhịp thở, nhịp tim và huyết áp của nạn nhân.
-
Lưu ý, khi chưa xác định được loài rắn đã cắn nạn nhân, bạn không nên rạch vết thương để hút nọc độc vì sẽ gây nguy hiểm cho cả hai.
Ảnh nguồn internet: Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Cách sơ cứu khi bị rắn hổ cắn
Nếu nạn nhân bị rắn hổ cắn, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
-
Bước 1: Nhanh chóng buộc garô phía trên vết cắn khoảng 3-5cm. Có thể dùng dây thun hoặc dây quai nón để buộc. Lưu ý dùng dây có bản to để giảm tổn thương.
-
Bước 2: Rửa sạch vết rắn cắn để tẩy nọc độc. Sau khi đến cơ sở y tế, cần rửa lại bằng thuốc tím và cồn.
-
Bước 3: Rạch nhẹ vết cắn hình chữ thập (+), rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng, cần sát trùng để tránh nhiễm trùng và tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu.
-
Bước 4: Nếu tình huống của nạn nhân nghiêm trọng, người có chuyên môn có thể hút máu tại chỗ rắn cắn để đưa bớt độc tố ra khỏi cơ thể nạn nhân. Khi thấy máu đỏ tươi chảy ra, dừng lại.
-
Bước 5: Rửa sạch lại vết cắn và chờ đợi sự cấp cứu có chuyên môn từ y tế.
Ảnh nguồn internet: Sơ cứu khi bị rắn hổ cắn
Cách sơ cứu khi bị rắn lục cắn
Người sơ cứu có thể thực hiện theo các bước sau nếu nạn nhân bị rắn lục cắn:
-
Giải quyết vấn đề đau nhức, sưng phù, xuất huyết, hoại tử. Thực hiện băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện trong thời gian ngắn nhất.
-
Lưu ý, khi bị rắn lục cắn, không cần băng ép, rạch rộng hoặc hút máu vì sẽ làm dễ gây hoại tử hơn.
Cách phòng tránh bị rắn độc cắn
Để tránh bị rắn cắn, bạn nên lưu ý một số điều sau:
-
Tránh xa môi trường có rắn sống, ẩn nấp như tảng đá, gỗ.
-
Khi di chuyển ở những vùng bụi rậm, bạn nên mặc quần áo bảo hộ an toàn, đi ủng hoặc giày cao cổ, mặc quần dài. Mang theo gậy để dò đường phía trước khi đi vào những khu vực tối.
-
Nếu gặp rắn, bạn nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh kích động rắn.
-
Rắn dù đã chết vẫn có thể còn chứa nọc nguy hiểm gây chết người, do vậy không nên cố bắt hay giết chết rắn.
-
Nếu bạn thường xuyên phải đi lại ở những vùng nguy hiểm, hãy trang bị bẫy rắn.
Ảnh nguồn internet: Một số biện pháp phòng tránh bị rắn cắn
Tuyệt đối không đùa giỡn và khéo léo trong việc nhận biết, phân biệt và sơ cứu khi bị rắn độc cắn. Đây là những vụ tai nạn nghiêm trọng có thể gây tử vong nếu không được xử lý đúng cách. Hãy tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức khi gặp phải tình huống này và tuân thủ các quy trình sơ cứu đã được hướng dẫn để bảo đảm an toàn cho bản thân và người bị rắn cắn.