Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, khi nhắc đến tứ đại mỹ nhân, chúng ta không thể không nhắc đến Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Ngọc Hoàn (Dương Quý phi) và Vương Chiêu Quân. Trong số những người đẹp này, Dương Ngọc Hoàn được biết đến là một sủng phi đẫy đà của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.
Dương Ngọc Hoàn là vợ của Thọ vương Lý Mạo, con trai Đường Huyền Tông. Lần đầu gặp mỹ nhân này, Đường Huyền Tông đã bị cô thu hút ngay lập tức. Hoàng đế đã lập tức triển khai kế hoạch cướp con dâu và sắp xếp cuộc hôn nhân khác cho con trai mình.
Vào tháng 7 năm Thiên Bảo thứ 4 (tức năm 745), Thọ vương Lý Mạo kết hôn với con gái của Vi Chiêu Huấn, người này trở thành kế phi của Thọ vương. Tháng 8 cùng năm đó, Hoàng đế bổ nhiệm Dương Ngọc Hoàn làm Quý phi, đồng thời là Thứ mẫu của Thọ vương. Khi đó, Dương Quý phi 27 tuổi trong khi Đường Huyền Tông đã 61 tuổi.
Dương Quý phi có thân hình mũm mĩm, nhưng theo tiêu chuẩn thẩm mỹ của thời Đường, bà được coi là mỹ nhân số một. Mặc dù thông tin về Dương Quý phi trong các tài liệu lịch sử hiếm hoi, trong một quyển dã sử, đã ghi lại: Bà cao khoảng 1m64, nặng đến 68kg và có vẻ ngoài diễm lệ. Dương Quý phi được miêu tả là một người đẹp tuyệt vời, không chỉ ngoại hình lộng lẫy mà còn có tài ca hát và khiêu vũ.
Gương mặt của Dương Quý phi có hình dạng tròn. Nhà thơ Bạch Cư Dị đã viết trong bài thơ Trường Hận Ca như sau: “Phù Dung như diện, liễu như mi”; và nhà thơ Lý Bạch đã viết trong bài Thanh Bình Điệu: “Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung”. Những câu thơ này đã giúp ghi lại hình ảnh vẻ đẹp của Dương Quý phi suốt hàng ngàn năm sau này.
Khi Hoàng đế Đường Huyền Tông đã trên 60 tuổi, cảm giác ông bế Dương Quý phi trông giống như ông bế một đứa trẻ. Da của Dương Quý phi mịn màng như da em bé và đặc biệt rất mỏng manh. Điều này khiến Đường Huyền Tông đắm đuối và không thể rời tay.
Theo quyển “Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự”, Dương Quý phi thường mặc y rất nhẹ và mỏng trong mùa hè, để tì nữ quạt mát liên tục. Tuy nhiên, bà vẫn cảm thấy nóng bức. Vì vậy, Đường Huyền Tông đã nghĩ ra nhiều cách giúp sủng phi chống nóng.
Mỗi khi đến mùa đông, dòng sông Vị Hà ở Bắc Giao, Trường An đông cứng băng dày. Hoàng đế đã cho đào băng từ đó và tạo thành khối chữ nhật, sau đó chuyển đến một tầng hầm trong thành. Đáy hầm được phủ đầy cỏ, các khối băng được sắp xếp trên đó và cửa hầm bị niêm phong kín. Đến mùa hè, họ chỉ cần mở cửa hầm, lấy băng ra và khắc trổ thành nhiều hình dạng khác nhau như phượng hoàng để hạ nhiệt cho Dương Quý phi.
Ngoài ra, Đường Huyền Tông xây dựng những “lều mát” mái cao cho Dương Quý phi. Mái của lều bao phủ phòng ốc và sân, trong sân có bàn ghế sẵn sàng. Hoàng đế thường mời các danh kỹ trong thành đến hát cho sủng phi nghe. Thỉnh thoảng, ông cũng mời một vài vương công đại thần đến cùng nghe.
“lều mát” này không thể sử dụng vào ban đêm, và các khối băng không phải lúc nào cũng đặt ở đó. Do đó, Dương Quý phi đã nghĩ ra một cách giải nhiệt khác. Theo “Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự”, bà thường ngậm 1 viên ngọc nhỏ trong miệng để làm mát cơ thể từ bên trong.
Dương Quý phi là mỹ nhân nổi tiếng của triều Đường, và các biện pháp giải nhiệt độc đáo của Đường Huyền Tông đã giúp sủng phi vượt qua mùa hè nóng bức. Vẻ đẹp và sự quyến rũ của Dương Quý phi đã được lưu truyền qua hàng nghìn năm.
Ảnh vẽ Dương Quý phi.