Phật giáo là một tôn giáo có nhiều trường phái khác nhau. Trong quá trình phát triển, phật giáo chia thành nhiều nhánh khác nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau phân biệt sự khác biệt giữa Phật giáo Nam tông và Bắc tông.
Mục lục
Sự phân chia trường phái phật giáo
Ngay từ thời kỳ đầu, Phật giáo đã hình thành 2 phái lớn là Đại chúng bộ và Thượng Tọa Trưởng Lão bộ. Phái Đại chúng bộ sử dụng Kinh – Luật – Luận để hành đạo, trong khi phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ chủ trương bảo thủ Kinh – Luật – Luận trong hành đạo.
Tại sao có sự phân chia trường phái phật giáo?
Sự phân chia các trường phái phật giáo không phải do tranh giành về quyền lợi hay mâu thuẫn về tổ chức, mà là do sự khác nhau về kinh điển và giáo thuyết. Phật giáo Nam tông chủ trương rằng vạn pháp vô thường, luôn chuyển động và biến đổi nhưng vẫn có một cách tương đối mà không thể nói là hư không. Phật giáo Bắc tông chủ trương rằng vạn pháp thực tế ra là không có, vì vạn pháp là hư giả và không có thực tướng.
Hiện nay Phật giáo có mấy phái?
Phật giáo hiện nay có 2 hệ phái lớn: Phật giáo Nam tông (phái Tiểu thừa) và Phật giáo Bắc tông (phái Đại thừa). Từ hai phái lớn này, Phật giáo lại chia thành nhiều tông phái và các sơn môn khác nhau. Phật giáo Nam tông có tông phái Thành thực tông, Câu xá tông, Luật tông… Phật giáo Bắc tông có tông phái Tam luận tông, Pháp tướng tông, Hoa nghiêm tông, Thiên thai tông, tịnh độ tông, Chân ngôn tông (hay còn gọi là Mật tông), Thiền tông.
Sự khác biệt giữa Phật giáo Nam tông và Bắc tông
Qua nghiên cứu sử sách và cách thức hành đạo của hai trường phái phật giáo Nam tông và Bắc tông, chúng ta thấy sự khác biệt chủ yếu là do các lý do sau:
Sự khác biệt về giáo thuyết: Thuyết “Hữu” và “Vô” trong hai trường phái được hiểu khác nhau. Phật giáo Nam tông cho rằng vạn pháp vô thường, luôn chuyển động và biến đổi nhưng vẫn có một cách tương đối mà không thể nói là hư không. Phật giáo Bắc tông cho rằng vạn pháp tuy có nhưng thực ra là không, vì vạn pháp là hư giả, không có thực tướng.
Bài viết liên quan:
Sự khác biệt về sự giải thoát: Phật giáo Nam tông cho rằng chỉ khi ra khỏi vòng luân hồi của sự sinh tử thì mới có thể chứng ngộ được Niết bàn tuyệt đối. Phật giáo Bắc tông quan niệm rằng ngay trong quá trình sống và tồn tại, nếu một người có phẩm chất tu dưỡng tốt thì sẽ đạt cảnh giới Niết bàn và có thể giác ngộ, giải thoát cho tất cả chúng sinh.
Sự khác biệt về mặt văn hóa: Phật giáo Nam tông được ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ và đạo Bà la môn, trong khi Phật giáo Bắc tông được ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc.
Sự khác biệt về vấn đề thờ phụng: Phật giáo Nam tông thờ duy nhất tượng Phật Thích Ca cùng các vị A La Hán, trong khi Phật giáo Bắc tông thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các tượng Phật, Bồ tát khác.
Sự khác biệt về cách thức tu hành: Phật giáo Nam tông đề cao sự tự giải phóng bằng việc nỗ lực của cá nhân và coi trọng tu viện. Màu sắc thường mặc là màu vàng và thường đi khất thực để sinh sống. Phật giáo Bắc tông đề cao sự tự do lao động để sinh sống, màu sắc thường phục là áo màu nâu và khi hành lễ mới mặc áo màu vàng.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về sự khác biệt giữa hai trường phái lớn trong Phật giáo – Nam tông và Bắc tông. Dù có nhiều trường phái khác nhau, nhưng tất cả đều thờ cùng một vị đấng tối cao là Đức Phật. Hiện nay, Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới với quá trình phát triển lâu đời.