Chúng ta thường biết những câu châm chọc mà một người quản lý tốt sẽ không bao giờ nói. Họ luôn động viên nhân viên, giúp đỡ và tạo niềm tin. Nhưng rồi, những người quản lý tồi tệ lại tích hợp những câu nói hoàn toàn trái ngược. Dưới đây là danh sách 10 câu nói “kinh khủng” và “kinh điển” nhất của những sếp tồi. Hãy xem có ai trong công ty bạn thường nói những câu này không? Hoặc có phải bạn đã từng nghe những thứ tương tự ở nơi làm việc của mình không?
Mục lục
- 1. “Nếu bạn không muốn làm việc này, tôi sẽ tìm người khác ngay lập tức”
- 2. “Tôi không trả lương để bạn nghĩ”
- 3. “Bạn không được vào YM, Facebook, Ebay… trong giờ làm việc”
- 4. “Tôi sẽ xem xét và quyết định sau”
- 5. “Ai cho phép bạn làm điều đó?”
- 6. “Bỏ mọi công việc khác lại và làm ngay việc này cho tôi!”
- 7. “Đừng trình bày vấn đề cho tôi, hãy đề xuất giải pháp”
- 8. “Tôi có vài lời nhận xét về bạn… và tất cả mọi người đều nghĩ như vậy”
- 9. “Bạn thật may mắn khi có công việc này”
“Nếu bạn không muốn làm việc này, tôi sẽ tìm người khác ngay lập tức”
Một người quản lý tốt hiểu rằng mối quan hệ giữa chủ và nhân viên không chỉ đơn giản là trao đổi công việc và tiền lương. Đó chỉ là một phần rất nhỏ trong một mối quan hệ chuyên nghiệp. Người quản lý tốt biết rằng, để tìm và giữ nhân viên xuất sắc, cần thiết phải đưa ra sự tôn trọng và cho phép mọi người đóng góp ý kiến của mình. Ngược lại, những sếp tồi luôn nhắc lại “Tôi trả tiền lương cho bạn, vì vậy bạn phải làm việc cho tôi”.
“Tôi không trả lương để bạn nghĩ”
Đây là câu mà những người quản lý kém cỏi thường nói khi nhân viên đưa ra ý kiến mà không được sếp họ đồng ý. Có thể ý kiến này đe doạ đến quyền lực hoặc kiến thức của người quản lý. Dù sao đi nữa, câu này chỉ là tuyên ngôn của những người không biết quản lý. Hoặc có thể là “Làm theo những gì tôi nói, không được tranh luận”. Cuộc sống quá ngắn để phí phạm thời gian làm việc với những người như vậy.
“Bạn không được vào YM, Facebook, Ebay… trong giờ làm việc”
Những người quản lý thông minh hiểu rằng không thể quản lý những người lao động trí thức bằng cách kiểm soát thời gian làm việc stricto sensu như những công nhân lao động thường phải làm. Người lao động trí thức sống, ngủ và ăn kèm với công việc. Hộp thư điện tử của họ luôn đầy thư cần xử lý không phân biệt thời gian. Công việc không có giới hạn thời gian hoặc kế hoạch kết thúc. Họ làm việc cả ngày tại nơi làm việc và sau đó về nhà sống cuộc sống riêng. Vì vậy, nếu họ cần thư giãn, làm mới tinh thần trong giờ làm việc, họ có thể lướt web thoải mái mà không sợ bị sếp trừng phạt. Chúng ta không phải là những người máy.
“Tôi sẽ xem xét và quyết định sau”
Chúng ta thường nghe câu này trong công việc, trong kinh doanh và cách người nói muốn thể hiện rằng họ mới là người có quyền quyết định, người giỏi nhất. “Tôi sẽ xem xét việc này sau” có thể hiểu là “Biến đi, đừng nhắc lại việc này nữa nếu tôi không hỏi”, “Tôi không có ý định làm theo những gì bạn nói, tôi muốn bạn hiểu rằng tôi đánh giá thấp quan điểm của bạn”.
“Ai cho phép bạn làm điều đó?”
Người bạn của tôi từng làm việc trong một công ty công nghệ lớn. Một lần, anh ta và cả nhóm quyết định họp tại văn phòng trước khi ra sân bay đi công tác. Họ đã hẹn nhau lúc 6 giờ sáng tại phòng họp để thảo luận về kế hoạch cho chuyến đi. Đột nhiên, một người quản lý mở cửa và hỏi “Ai là người tổ chức cuộc họp? Chỉ có những người quản lý mới được phép yêu cầu cuộc họp”. Bạn của tôi đã nghỉ việc vài tháng sau đó. Những người quá ám ảnh về quyền lực, cấp bậc và chức vụ như người sếp trên là những người bạn nên tránh, đặc biệt khi họ có sức ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn.
“Bỏ mọi công việc khác lại và làm ngay việc này cho tôi!”
Tất cả những người quản lý đều gặp phải những khẩn cấp, sự cố và đôi khi phải gạt đi mọi việc khác. Nhưng người quản lý tốt sẽ cố gắng giữ việc ấy càng ít càng tốt và chỉ dành cho những trường hợp thực sự cấp bách. Trong khi đó, những người quản lý kém sẽ yêu cầu mỗi ngày, đôi khi họ còn không nhớ được hàng chục công việc ưu tiên khác mà họ đã yêu cầu nhân viên bỏ lại. Nếu sếp của bạn có thói quen này, một câu trả lời thích hợp là “Vâng, tất nhiên tôi sẽ làm ngay. Vậy các dự án khác sẽ được hoãn đến tuần sau phải không?”
“Đừng trình bày vấn đề cho tôi, hãy đề xuất giải pháp”
Câu nói đã lỗi thời này đã được nhắc đi nhắc lại trong thời gian dài kể từ khi người ta nói về nghệ thuật lãnh đạo và nhận thức được rằng nhân viên có thể giải quyết vấn đề hàng ngày trong vài giây ngay tại hiện trường, thay vì đến gặp sếp và yêu cầu sự giúp đỡ. Điều này đúng, nhưng có quá nhiều người quản lý đã hiểu sai và đưa ra giải thích sai câu nói này. “Đừng phàn nàn nữa, tự giải quyết đi” là cách mà họ giải thích lại. Trên thực tế, thị trường đang ngày càng phức tạp và quy mô ngày càng lớn. Nhân viên thường không có đủ thông tin để giải quyết vấn đề. Khi sếp nói “Hãy đề xuất giải pháp”, thực sự ý họ là “Đừng nói những gì tôi không muốn nghe”. Làm việc với những người như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ công việc của bạn.
“Tôi có vài lời nhận xét về bạn… và tất cả mọi người đều nghĩ như vậy”
Người quản lý tốt luôn có căn cứ và chịu trách nhiệm về những lời nhận xét của mình, họ luôn tập trung vào những điểm mạnh để nâng cao tinh thần làm việc. Sếp tồi thì không, họ thích chỉ trích. Nhưng điều tồi tệ hơn cả là họ thường thêm vào những từ như “Họ nói rằng…” , “Mọi người ở văn phòng đều cho rằng…”. Rồi sớm muộn, bạn sẽ không còn tin tưởng ai xung quanh và có cảm giác rằng tất cả mọi người đều không thích bạn, cho đến khi một đồng nghiệp tiết lộ rằng sếp của họ cũng nói vậy với họ.
“Bạn thật may mắn khi có công việc này”
Điều hài hước nhất về những người quản lý tồi là họ không bao giờ cảm thấy may mắn khi có công việc mà họ đang làm, chỉ có những người khác may mắn. Câu nói này thực ra là một lời xúc phạm, nhưng tệ hơn nữa, đó chính là một tuyên bố về sự thất bại của người quản lý. Họ không tận dụng được tiềm năng của những người khác và của chính bản thân mình. Nếu sếp của bạn thích nói những lời chê bai như vậy, hãy nhớ rằng có nhiều người quản lý khác sẽ rất vui lòng nếu có thêm nhân viên như bạn.
Author: Hoàng Yến