Bạn muốn biết bảng tra nhiệt độ nóng chảy của các loại kim loại phổ biến như đồng, vàng, sắt, nhôm, thép, thủy tinh, chì, inox, bạc, parafin, kẽm, gang là bao nhiêu? Thay vì đọc sách hay tìm hiểu từ người này đến người kia, hãy cùng tìm hiểu với công ty phế liệu Việt Đức qua bài viết dưới đây. Công ty thu mua phế liệu giá cao Việt Đức sẽ cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất về nhiệt độ nóng chảy của các kim loại phổ biến hiện nay.
Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Nhiệt độ nóng chảy, hay còn gọi là điểm nóng chảy hoặc nhiệt độ hóa lỏng, là nhiệt độ mà ở đó diễn ra quá trình nóng chảy của một chất rắn hoặc một kim loại. Đó là điểm mà chất rắn chuyển thành trạng thái lỏng.
Còn nhiệt độ mà kim loại chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn được gọi là nhiệt độ đông đặc.
Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là Volfram, với nhiệt độ nóng chảy là 3.422 °C. Ngoài ra, Volfram còn có áp suất hơi thấp nhất và độ bền kéo lớn nhất ở nhiệt độ trên 1.650 °C.
Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại phổ biến
- Đồng: 1357.77 K (1084.62 °C; 1984.32 °F)
- Sắt: 1811K (1538 °C; 2800 °F)
- Nhôm: 933.47K (660.32 °C; 1220.58 °F)
- Vàng: 1337.33 K (1064.18 °C; 1947.52 °F)
- Thép: nhiệt độ nóng chảy thép tùy thuộc vào loại cụ thể
- Chì: 600.61 K (327.46 °C; 621.43 °F)
- Inox: nhiệt độ nóng chảy inox 304 là 1400-1450 °C, inox 316 là 1375-1400 °C
- Bạc: 1234.93 K (961.78 °C; 1763.2 °F)
- Kẽm: 692.68 K (419.53 °C; 787.15 °F)
- Gang: nhiệt độ nóng chảy gang từ 1.150 °C đến 1.200 °C
- Thủy tinh: 2.000 °C
- Nước: 0 °C
Hy vọng rằng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiệt độ nóng chảy của các kim loại phổ biến. Nhiệt độ nóng chảy là thông tin quan trọng trong việc xác định loại kim loại và ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như chế tạo, gia công cơ khí, đúc kim loại, xử lý nhiệt, nghiên cứu khoa học và nhiều lĩnh vực khác.