Trong toán học, số tự nhiên là một tập hợp các dãy số từ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9… và được ký hiệu là N. Số tự nhiên nhỏ nhất là 0.
Mục lục
Khi số tự nhiên đứng một mình, ta có thể đọc rất đơn giản. Nhưng khi số tự nhiên xuất hiện hàng nghìn, hàng đơn vị đặc biệt trên các hóa đơn giá trị gia tăng thì việc đọc các số này một cách chính xác trở thành vấn đề nan giải. Điều này không chỉ là trăn trở của người lớn, mà cả các em học sinh cấp tiểu học cũng có câu hỏi tương tự.
Nhiều người chưa nắm rõ quy tắc về cách đọc chữ số, ví dụ như cách đọc số 1 là “một” hay “mốt”, số 4 là “bốn” hay “tư”, số 5 là “năm” hay “lăm”, do đó việc đọc có thể gây tranh cãi. Kiến thức này đã được học từ cấp tiểu học nhưng chúng ta thường bỏ qua hoặc đã quên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ hướng dẫn cách đọc chính xác các số tự nhiên. Mời các bạn tham khảo.
Cách đọc số tự nhiên
Để đọc số tự nhiên chính xác, chúng ta cần tách dãy số thành các lớp, mỗi lớp có 3 hàng theo thứ tự từ trái sang phải. Khi đọc, chúng ta kết hợp giữa cách đọc số và tên lớp.
Ví dụ:
537 797 686
Triệu nghìn đơn vị.
Đọc là: Năm trăm ba bảy triệu bảy trăm chín bảy nghìn sáu trăm tám sáu.
Như vậy, để đọc đúng ta cần nắm cách đọc số có 3 chữ số. Đọc số đúng sẽ giúp chúng ta tránh sai sót chính tả.
1. Trường hợp số tận cùng là 1
Nếu số tận cùng là 1, chúng ta có hai cách đọc cơ bản: “mốt” và “một”.
Trường hợp 1: 1 đọc là “một” khi số hàng chục bằng hoặc nhỏ hơn 1.
Ví dụ:
501: năm trăm linh một
911: chín trăm mười một
67811: sáu mươi bảy nghìn tám trăm mười một
Trường hợp 2: 1 đọc là “mốt” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2, nhỏ hơn hoặc bằng 9.
(Đọc là “mốt” khi kết hợp với từ “mươi” liền trước).
Ví dụ:
891: Tám trăm chín mốt
689121: Sáu trăm tám mươi chín nghìn một trăm hai mươi mốt
2. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 4
Trường hợp 1: Chúng ta đọc là “bốn” khi số tận cùng của dãy số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1.
Ví dụ:
6704: Sáu nghìn bảy trăm lẻ bốn
89514: Tám mươi chín nghìn năm trăm mười bốn.
Trường hợp 2: Đọc là “tư” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2 hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 9.
(Khi đọc “tư”, hãy kết hợp với “mươi” liền trước trong câu).
Ví dụ:
324: Ba trăm hai mươi tư. (Ba trăm hai mươi bốn)
1944: Một nghìn chín trăm bốn mươi tư. (Một nghìn chín trăm bốn mươi bốn)
678934: Sáu trăm bảy mươi tám nghìn chín trăm ba mươi tư
(*Lưu ý: Có thể đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục bằng 2 hoặc 4).
3. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 5
Trường hợp 1: Đọc là “năm” khi hàng chục bằng 0 hoặc khi kết hợp với từ chỉ tên hàng, từ “mươi” liền sau.
Ví dụ:
78905: Bảy mươi tám nghìn chín trăm lẻ năm
505155: Năm trăm linh năm nghìn một trăm năm mươi lăm.
Trường hợp 2: Khi số tận cùng là 5, chúng ta đọc là “lăm” khi số hàng chục lớn hơn 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 9.
(Đọc là “lăm” khi kết hợp với từ “mươi” hoặc “mười” liền trước).
Ví dụ:
9845: Chín nghìn tám trăm bốn mươi lăm
5555: Năm nghìn năm trăm năm mươi lăm
98675: Chín mươi tám nghìn sáu trăm bảy mươi lăm
Cách đọc số 5 trong toán học
Dưới đây là một số ví dụ về cách đọc một số có chữ số 5:
- 5: Năm
- 15: Mười lăm
- 25: Hai mươi lăm
- 50: Năm mươi
- 55: Năm mươi lăm
- 505: Năm trăm linh (lẻ) năm
- 515: Năm trăm mười lăm
- 1005: Một nghìn không trăm linh năm
- 1025: Một nghìn không trăm hai mươi lăm
- 1500: Một nghìn năm trăm
- 5.525.000: Năm triệu, năm trăm hai mươi lăm nghìn
- 5.025.110: Năm triệu, không trăm hai mươi lăm nghìn, một trăm mười
- 555.555: Năm trăm năm mươi lăm nghìn, năm trăm năm mươi lăm
- 505.515: Năm trăm linh năm nghìn, năm trăm mười lăm
- 1.505.555.005: Một tỷ, năm trăm linh năm triệu, năm trăm năm mươi lăm nghìn, không trăm linh năm.