Trần Tế Xương – nhà thơ trứ danh trong văn học Việt Nam. Dù cuộc sống của ông không mấy thuận lợi trong thi cử, nhưng ông vẫn kiên trì theo đuổi niềm đam mê viết thơ.
Mục lục
Tiểu sử cuộc đời Trần Tế Xương
Trần Tế Xương sinh vào ngày 10/8/1871 tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Định và mất vào ngày 29//1907 ở làng Địa Tứ cùng huyện. Ông sinh ra trong một gia đình nho gia, vốn là họ Phạm. Tuy nhiên, ông đã đổi thành họ Trần để tôn vinh công đức của nhà vua.
Cuộc đời của Trần Tế Xương gắn liền với thi cử. Ông đã tham gia 8 lần kỳ thi và đều không đỗ. Sau khi thi đậu lần thứ tư, ông chỉ đạt được tú tài thiên thủ. Dù đã kiên trì theo đuổi, nhưng ông không sao lên nổi cử nhân.
Ông cưới vợ và có 8 đứa con. Cuộc sống của gia đình ông rất khó khăn vì công việc không ổn định. Vợ ông, bà Phạm Thị Mẫn, đã chăm sóc gia đình và làm việc chăm chỉ để nuôi con.
Năm 1907, Trần Tế Xương qua đời đột ngột vì cảm lạnh, để lại niềm tiếc nuối trong lòng nhiều người yêu thích ông và tài năng của ông.
Sự nghiệp sáng tác của Trần Tế Xương
Dù sự nghiệp cầm bút của Trần Tế Xương không quá dài, nhưng ông để lại cho văn học dân tộc nhiều tác phẩm có giá trị. Ông đã sáng tác hơn 150 bài thơ đa dạng về thể loại.
Các tác phẩm của ông chủ yếu nói về khoa cử và nho học. Ông tả lại hình ảnh của một nền nho học đang suy tàn và cảnh nghèo khó của các gia đình trong điều kiện đất nước loạn lạc, đồng thời lên án xã hội thực dân và phong kiến.
Ngoài ra, ông còn nổi tiếng với những bài thơ trào phúng, châm biếm chế độ phong kiến, thực dân Pháp và bọn quan lại. Ông luôn ủng hộ và đứng về phía người dân nghèo.
Một số tác phẩm nổi bật của Trần Tế Xương bao gồm “Vịnh khoa thi Hương”, “Giễu người thi đỗ”, “Ông cò”, “Phường nhơ”, “Thương vợ”, “Văn tế sống vợ”…
Dù ra đi khi tuổi đời còn khá trẻ, Trần Tế Xương đã để lại cho văn học dân tộc một sự nghiệp thơ ca đáng tự hào. Cho đến ngày nay, những sáng tác của ông vẫn được truyền tụng và được nhiều người yêu thích.
Phong cách sáng tác của Trần Tế Xương
Phong cách nghệ thuật của Trần Tế Xương kết hợp hài hòa và ấn tượng giữa hiện thực, trào phúng và trữ tình để thể hiện nỗi lòng của ông với đất nước, cuộc đời và con người.
Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, chỉ có rác rưởi và đau buồn. Ông châm biếm sâu cay và phê phán chế độ phong kiến, thực dân Pháp, và những kẻ tay sai của chúng. Ông đứng về phía người dân nghèo.
Tuyển tập các tác phẩm của Trần Tế Xương
Trần Tế Xương để lại cho văn học nhiều tác phẩm có giá trị đến ngày nay. Dưới đây là danh sách một số tác phẩm của ông:
- Anh kiệt chơi hoang
- Áo bông che bạn
- Ba cái lăng nhăng
- Bác cử Nhu
- Bảo người bán sực tắc
- Bắt được đồng tiền
- Bợm già
- Bỡn người làm mối
- Bỡn ông ấm Điềm
- Bỡn ông phó bảng
- Bỡn tri phủ Xuân Trường
- Buồn thi hỏng
- Cái nhớ
- Cảm hoài
- Cảm hứng
- Cảm Tết (Tết đến)
- Cảnh Tết nhà cô đầu
- Câu đối Tết: Không dưng xuân – Có nhẽ trời
- Câu đối Tết: Nực cười thay – Thôi cũng được
- Câu đối Tết: Thiên hạ xác rồi – Nhân tình trắng thế
- Câu đối Tết: Vui xuân – Người học
- Câu đối Tết: Xuân về chớ để xuân đi – Năm mới khác gì năm cũ
- Câu đối than thân: Ngoài ba mươi – Sao được như
- Câu đối than thân: Nợ có chết ai đâu – Trời để sống ta mãi
- Câu đối than thân: Trúc báo bình an – Cò nhiều văn tự
- Cháu khóc cô chồng
- Chế bạn lấy vợ bé
- Chế gái đĩ
- Chế ông đốc học
- Chế ông huyện Đ
- Chị Hằng, thằng Cuội
- Chiêm bao
- Chợt giấc
- Chú Mán
- Chữ nho
- Chừa…
- Chửi cậu ấm
- Con buôn
- Cô hầu trách quan lớn
- Dạ hoài
- Dại khôn
- Đại hạn
- Đánh tổ tôm
- Đạo đức giả
- Đau mắt
- Đất Vị Hoàng
- Đề ảnh
- Để vợ chơi nhăng
- Đêm buồn
- Đêm dài
- Đi hát mất ô
- Đi thi
- Đi thi nói ngông
- Đổi thi
- Đùa bạn vào nhà pha
- Gái buôn (I)
- Gái buôn (II)
- Gái goá nhà giàu
- Gần Tết than việc nhà
- Già chơi trống bỏi
- Giễu người thi đỗ
- Giễu ông Đồ Bốn ở phố Hàng Sắt
- Giễu ông đội
- Gửi cho cô đào
- Gửi người cũ
- Gửi ông thủ khoa Phan
- Gửi Phan Bội Châu
- Hát cô đầu
- Hễ mai tớ hỏng
- Hoá ra dưa
- Học trò ngủ cạnh thầy
- Hỏi đùa mình
- Hỏi mình
- Hỏi ông trăng
- Hỏi ông trời
- Hỏng thi khoa Quý Mão (1903)
- Hót của trời
- Kể lai lịch
- Khen người hàng sắt
- Khoa Canh Tý
- Khóc em gái
- Khóc vợ bạn
- Không chiều đãi
- Không học vần Tây
- Không vay mà phải trả
- Khuyên học trò đi thi
- Làm lẽ thứ tư1
- Lấy lẽ1
- Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (1897) (Vịnh khoa thi hương)
- Lên đồng
- Lụt năm Bính Ngọ (1906)
- Mất hai hào
- Mẹ cái lầm (phú đắc)
- Mồng hai Tết viếng cô Ký
- Một nén tâm hương
- Mưa tháng bảy
- Mừng chú làm nhà
- Mừng nghị viên
- Mừng ông cử lấy vợ kế
- Mừng ông lang
- Năm mới
- Năm mới chúc nhau
- Ngày xuân của làng thơ
- Ngẫu chiếm
- Ngẫu hứng
- Nghèo
- Nghèo mà vui
- Ngón chầu
- Nhà nho giả danh
- Nhớ bạn phương trời
- Nước buôn
- Ông ấm Mốc
- Ông cò
- Ông cử Ba
- Ông cử thứ năm
- Ông Hàn
- Ông Hàn bị vợ doạ bỏ
- Ông lão
- Ông tiến sĩ mới
- Phòng không
- Phố Hàng Song
- Phú hỏng khoa Canh Tý
- Phú thầy đồ
- Phường hát tuồng
- Phường nhơ
- Quan tại gia
- Sắm Tết
- Sông Lấp
- Sư ông và mấy ả lên đồng
- Sư ở tù
- Ta chẳng ra chi
- Tái giá
- Tặng người quen
- Tết dán câu đối Câu đối ngày Tết
- Tết tặng cô đầu
- Thái vô tích
- Than cùng
- Than đạo học
- Than nghèo
- Than nước lụt Bính Ngọ
- Than sự thi
- Than thân
- Than thân chưa đạt
- Thành pháo
- Thăm bạn nghèo
- Thầy đồ dạy học
- Thề với người ăn xin
- Thi cơm rượu
- Thi hỏng
- Thi phúc
- Thiếu nữ đi tu
- Thói đời
- Thông gia với quan
- Thú cô đầu
- Thương vợ
- Tiến sĩ giấy
- Tú Tây Hồ, đồ Xuân Dục
- Tự cười mình
- Tự đắc
- Tự ngụ
- Tự tiếc
- Tự trào (I)
- Tự trào (II)
- Tự vịnh (phú đắc)
- Vay sư không được
- Văn tế sống vợ
- Vị Hoàng hoài cổ
- Vì tiền Thói đời
- Viếng bạn
- Vịnh cô Cáy chợ Rồng
- Vợ chồng Ngâu
- Vợ tế chồng
- Xuân hứng
- Xuân nhật ngẫu hứng
Những bài thơ trào phúng của Trần Tế Xương
Dưới đây là một số bài thơ trào phúng nổi tiếng của Trần Tế Xương:
Quan Tại Gia
Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng,
Bốn con làm lính, bố làm quan.
Câu thơ, câu phú, sưu cùng thuế,
Nghiên mực, nghiên son, tổng với là