Trong thời đại công nghệ số ngày nay, người ta dường như đã quên đi giá trị của sách báo truyền thống và công nghệ in ấn. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau quay về lịch sử để tìm hiểu về sự phát triển của ngành in ấn và những bước tiến vĩ đại mà nó đã đạt được.
Mục lục
Lịch sử của công nghệ in ấn
Khi chữ viết được phát minh, việc sao chép tài liệu vẫn chỉ thực hiện bằng cách chép tay. Một bản sao chép yêu cầu rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành, và giá cả của những bản in này thường chỉ phù hợp với tầng lớp thượng lưu. Điều này đã tạo ra rào cản lớn trong việc truyền bá kiến thức, thông tin và ý tưởng, và làm trì trệ sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, sự khao khát tri thức đã thúc đẩy con người phát minh ra phương pháp in ấn. Từ những phương pháp in ấn đầu tiên cho đến chiếc máy in ấn Xerox đầu tiên, lịch sử của công nghệ in ấn đã đi đôi với sự tiến bộ của loài người.
Những phương thức in ấn sơ khai
Trung Quốc đã phát minh phương thức in ấn đầu tiên từ giấy than. Bằng cách đặt giấy than lên bản gốc và chà xát nhiều lần bằng ván gỗ, họ đã tạo ra bản sao với nền đen và chữ trắng. Tuy nhiên, sau đó, một phương pháp ngược lại đã được phát minh, tạo ra bản in với nền trắng và chữ đen bằng phương pháp in khuôn. Hình ảnh và văn bản được khắc trên tấm gỗ, sau đó mực được bôi lên và in lên giấy. Phương pháp này trở nên phổ biến ở các nước Đông Á. Tuy nhiên, nó có nhược điểm lớn: tốn thời gian và dễ hỏng.
Cuộc cách mạng ngành in ở châu Âu
Với bảng chữ cái, công nghệ in rời trở nên đơn giản và dễ áp dụng hơn nhiều. Năm 1448, Gutenberg sử dụng kim loại để tạo ra chữ cái và số, sau đó kết hợp chúng để tạo ra một thông điệp trước khi in ra. Phương pháp in của Gutenberg vượt trội hơn so với phương pháp truyền thống của Trung Quốc: bản in trở nên tinh xảo, sắc nét và dễ bảo quản hơn. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng loại mực in dầu, khiến bản in trở nên đậm nét và bền bỉ hơn.
Thế kỷ 20, đại dương của công nghệ in điện tử
Năm 1938, Chester Carlson đã phát triển công nghệ “in khô” thông qua máy in điện tử. Tập đoàn Haloid tại New York đã đồng ý tài trợ để biến ý tưởng này thành hiện thực và đổi tên thành Xerox – tập đoàn in ấn lớn nhất thế giới ngày nay. Công nghệ in ấn cải tiến liên tục với những phương thức in hiện đại khác nhau: máy in kim, máy in laser, máy in kỹ thuật số, máy in 3D …
Kết luận
Dù công nghệ số phát triển, ngành in ấn vẫn giữ giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Xã hội tiến bộ thì ngành in ấn cũng cần có những bước tiến. Chính nhận thức đó đã thúc đẩy Việt Logos không ngừng cải tiến nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm hoàn thiện nhất và phù hợp với xu hướng mới.
Liên hệ để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp
Công ty TNHH Việt Logos
Địa chỉ: Số 96 Phố Nhổn – Tây Tựu – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Tell: 0966151610 – 0942732982
Email: vietlogos.vn@gmail.com
Website: http://inanmarketting.vietlogos.com.vn/
Facebook: fb.com