Cây sưa đỏ là một trong những loại cây gỗ quý và có giá trị kinh tế lớn, đang ngày càng được mở rộng diện tích trồng ở Việt Nam. Ngoài mục đích lấy gỗ, cây còn tạo bóng mát và cảnh quan đẹp mắt với những tán lá xanh mướt. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thì cây sưa đỏ là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Mục lục
Đặc điểm của cây sưa đỏ
Tên khoa học của cây sưa đỏ là Dalbergia Tonkinensis Prain; đây là loại cây trồng lấy gỗ và mang lại bóng mát cho nhiều công trình.
Đặc điểm hình thái
Cây sưa đỏ có thân thẳng, to sần sùi, với vỏ ngoài màu nâu xám. Lá của cây sưa đỏ thuộc loại lá kép, hình bầu dục hoặc trái xoan, mọc so le nhau, cuống dài từ 8-20cm.
Hoa của cây sưa đỏ có màu trắng, kích thước nhỏ, mọc thành từng chùm. Hương thơm của hoa dịu nhẹ, thoang thoảng. Quả của cây sưa đỏ mọc thành từng chùm, thuôn dài và dẹt, hạt bên trong cứng. Gỗ của cây sưa đỏ cũng có hương thơm nhẹ, đốt gỗ sẽ để lại hương thối; vì vậy còn được gọi là cây Trắc Thối.
Đặc tính sinh thái
Cây sưa đỏ là loài cây ưa sáng, thích hợp trồng ở những vùng đất sâu, dày, và độ ẩm cao. Cây trưởng thành có chiều cao từ 6-12m và có khả năng sinh trưởng trung bình.
Theo kinh nghiệm của những người trồng sưa đỏ, trong 1-2 năm đầu cây sinh trưởng rất nhanh. Giai đoạn này, cây có thể vươn dài từ 4-5m và thân cây càng cong thì sinh trưởng càng mạnh. Sau 3 tuổi, cây sẽ tự vươn thẳng.
Phân loại cây sưa đỏ
Ở Việt Nam hiện nay, cây sưa đỏ có 2 loại phổ biến: loại miền Bắc và loại Quảng Bình, Quảng Nam. Chất lượng của cây từng vùng đất cũng khác nhau. Ngoài ra, còn có một số giống sưa lai từ Trung Quốc nhưng không được ưa chuộng và trồng phổ biến ở Việt Nam.
Giá trị của cây sưa đỏ
Cây sưa đỏ rất có giá trị và được xếp vào một trong những loại cây lấy gỗ quý hiếm trên thế giới. Không chỉ mang giá trị về kinh tế, cây sưa đỏ còn là loài cây được yêu thích bởi ý nghĩa phong thủy và vẻ đẹp của nó.
Giá trị phong thủy
Không chỉ trong thời đại hiện đại, cây sưa đỏ đã từ lâu được xem là biểu tượng của Phật Giáo, đại diện cho linh khí của đất trời, mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.
Chính vì ý nghĩa đặc biệt này, gỗ cây sưa đỏ được sử dụng để chế tác tượng Phật, thần tài, quả cầu phong thủy… Khi quan sát các vật dụng phong thủy làm bằng gỗ sưa đỏ, ta sẽ thấy vân gỗ 4 mặt, tạo ra hiệu ứng óng ánh 7 màu rất đẹp mắt.
Giá trị kinh tế
Cây sưa đỏ có giá trị kinh tế rất cao khi được trồng, khai thác và sử dụng. Giá gỗ sưa đỏ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như dáng gỗ cong hay thẳng, đường kính lõi, vân gỗ, màu gỗ và nhu cầu của thị trường. Hiện nay, cây sưa đỏ 10 năm tuổi có giá từ 450.000-500.000 đồng/kg. Cây sưa đỏ có lõi 12-13cm có giá khoảng 600.000-700.000 đồng/kg. Đường kính lõi 17-20cm có giá khoảng 1-2 triệu đồng/kg.
Đối với các cây sưa già trên 50 năm, có đường kính lõi từ trên 40cm, giá dao động khoảng 20-25 triệu đồng/kg.
Lưu ý: đường kính lõi của cây sưa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, không phải đất nhiều dinh dưỡng, cây mập mạp thì cây sẽ cho lõi nhiều. Đại đa số các cây ở vùng đất cằn, thiếu dinh dưỡng thì lại cho nhiều lõi hơn. Nguyên nhân là do cây nhiều dinh dưỡng thường phát triển phần thịt, không phát triển lõi.
Thông thường, nếu chăm sóc đúng phương pháp thì đường kính lõi được tính bằng đường kính thân trừ đi 9-11cm. Ví dụ: cây có vanh khoảng 65cm (đường kính cây sẽ khoảng 20cm), đường kính lõi sẽ khoảng 9-11cm.
Ngoài ra, một yếu tố khác ảnh hưởng tới giá trị của cây là khối lượng lõi của mỗi cây. Được tính bằng tổng khối lượng lõi ở thân cây, nhánh cây và bộ rễ. Thông thường điều này chỉ tính toán dựa theo kinh nghiệm. Đối với cây được chăm sóc đúng phương pháp, cây 10 năm tuổi sẽ đạt khối lượng lõi 30-45kg.
Công dụng tuyệt vời của cây sưa đỏ
Tại sao cây sưa đỏ trở thành một loại cây quý hiếm? Tất cả đều nhờ vào những công dụng tuyệt vời của loại cây này. Một số công dụng có thể kể đến như:
Tạo không gian cảnh quan đẹp
Ở Việt Nam, rất dễ bắt gặp cây sưa đỏ được trồng trong công viên, khuôn viên trường học, khu đô thị và đường phố. Thân cây cao và vững chắc, tán lá rộng và xanh mát nên cây có tác dụng thanh lọc không khí và cải thiện môi trường, mang đến không gian trong lành và tươi mát.
Cung cấp gỗ chất lượng để sản xuất đồ gỗ
Gỗ của cây sưa đỏ rất chắc chắn, dẻo dai và bền đẹp, không thấm nước và ít bị hư hại bởi tác động của thời tiết. Gỗ sưa được ứng dụng trong sản xuất đồ dùng bằng gỗ, đặc biệt là trong chế tác bàn thờ cúng và đồ gỗ tâm linh. Hương thơm và vẻ đẹp của gỗ sưa thể hiện sự tinh tế và sự am hiểu về đồ gỗ của gia chủ.
Chế tác vật phẩm phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, cây sưa đỏ sở hữu nguồn năng lượng tích cực. Năng lượng này giúp lưu thông khí huyết và tăng cường trí nhớ cho những người tiếp xúc thường xuyên. Ngoài ra, cây sưa đỏ còn mang đến sự may mắn và thịnh vượng cho chủ sở hữu. Vì vậy, cây sưa đỏ được sử dụng để chế tác các vật phẩm phong thủy.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ
Trồng cây sưa đỏ ngoài đất đúng kỹ thuật như thế nào? Viện nghiên cứu cây Đàn hương sẽ hướng dẫn cụ thể cách trồng cây giống sưa đỏ.
Lựa chọn cây giống
Đầu tiên, chúng ta cần biết cách chọn giống cây trồng tốt. Một số tiêu chuẩn lựa chọn giống cây sưa đỏ bao gồm:
- Chọn cây giống khỏe mạnh, không có dấu hiệu của sâu bệnh hoặc nấm mốc.
- Cây giống tốt nên có chiều cao từ 25-150cm (tốt nhất là cao hơn 70cm) sau thời gian trong vườn ươm khoảng từ 6-12 tháng.
Chuẩn bị hố trồng
Cây sưa đỏ có tính chất thích ẩm và đất sâu, do đó cần chuẩn bị hố trồng như sau:
Chuẩn bị hố trồng trước 15 ngày, kích thước hố trồng là 40x40x40cm. Khoảng cách giữa các hố trồng tập trung là 3m, khoảng cách hàng là 3m. Việc đào trước hố 15 ngày sẽ giúp đất được nghỉ, làm giảm độ pH trong đất và tạo điều kiện thích hợp cho cây phát triển.
Tiêu chuẩn đất trồng cây sưa đỏ giống
Trộn phân với đất để cho xuống đáy hố theo tỉ lệ 0.2kg NPK/hố hoặc mỗi hố 0.5kg phân bón vi sinh. Đất trồng cây phải tơi xốp và có độ ẩm tốt.
Hiện tại, cây sưa đã được trồng trên khắp đất nước và trên mọi loại đất. Chỉ cần lưu ý tránh khu vực ngập nước. Khi trồng trên đất cát hoặc đất sỏi, cần cải tạo đất và chăm sóc kỹ hơn so với các loại đất khác.
Thời điểm trồng cây tốt nhất
Thời điểm trồng cây sưa đỏ tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 9. Với điều kiện khí hậu ở miền Bắc, cây được trồng vào vụ Xuân; ở vùng miền Trung thì thích hợp trồng vào vụ Thu. Nếu trồng không tập trung và không có điều kiện chăm sóc thường xuyên, cây có thể trồng quanh năm.
Hướng dẫn chăm sóc cây sưa đỏ đúng cách
Vì cây sưa đỏ là loại cây trồng lâu năm lấy gỗ, nên việc chăm sóc cây không quá phức tạp. Thông thường, chúng ta chỉ cần tập trung chăm sóc trong giai đoạn cây còn non (1-3 năm đầu). Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và có giá trị kinh tế cao, cần lưu ý việc tưới nước, bón phân, làm cỏ và tỉa cành thường xuyên.
Tưới nước và bón phân cây trồng
Tưới nước cho cây đều và vừa phải để đảm bảo độ ẩm tốt nhất. Bón phân và xới gốc định kỳ sẽ giúp cây phát triển tốt và được thu hoạch sớm. Mỗi năm nên bón phân cho cây 1 lần, với lượng phân bón tăng dần 0.1-0.2kg cho mỗi năm tuổi.
Làm cỏ và tỉa cành
Làm cỏ cho cây 1-2 lần/năm để cây quang hợp và hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Sau 2-3 năm trồng, nên tỉa bỏ cành võng; sau 5-6 năm, tỉa bỏ tán cành giao nhau.
Thời gian thu hoạch cây sưa đỏ
Nếu mua cây giống sưa đỏ tốt, trồng đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt, cây sưa có thể thu hoạch sau 7-8 năm. Khi này, cây đạt lõi khoảng 10-15kg, với giá hiện tại khoảng 2,5 triệu đồng/kg, mỗi cây có giá trị khoảng 25-40 triệu đồng.
Trường hợp cây giống không đạt chuẩn, cách trồng và chăm sóc không được tốt, sau trên 10 năm cây vẫn chưa đạt giá trị cao để thu hoạch. Cây càng lâu năm, giá trị bán càng cao, số lượng lõi càng lớn. Hiện nay có những cây sưa đỏ trị giá hơn 100 tỷ đồng.
Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm chúng tôi có cây giống sưa đỏ khỏe mạnh, không sâu hại và nấm bệnh. Cây giống được ươm và chăm sóc kỹ lưỡng tại vườn ươm của Viện từ quá trình lựa chọn hạt giống.
Nếu bạn có nhu cầu mua cây giống sưa đỏ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc tận tình, chu đáo nhất.
Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF).