Mục lục
1. Phản ứng giữa Fe(OH)3 và HCl
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3+ 3H2O
2. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
3. Cách thực hiện phản ứng
- Cho Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl.
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1. Bản chất của Fe(OH)3
Trong phản ứng trên, Fe(OH)3 là một axit yếu và cũng có tính chất của một bazơ axit. Nó có thể phản ứng với axit mạnh để tạo thành muối sắt và nước.
4.2. Bản chất của HCl
HCl có tính oxi hóa, nên khi tác dụng với oxit kim loại sẽ tạo thành muối clorua (kim loại không thay đổi hóa trị) và nước.
5. Tính chất hóa học của Fe(OH)3
- Mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ không tan.
5.1. Bị nhiệt phân
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
5.2. Tác dụng với axit
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O
6. Tính chất hóa học của HCl
Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.
6.1. Tác dụng chất chỉ thị
Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit).
HCl → H+ + Cl-
6.2. Tác dụng với kim loại
Tác dụng với kim loại trong dãy Bêkêtôp trước H, tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa).
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Cu + HCl → không có phản ứng
6.3. Tác dụng với oxit bazo và bazo
Sản phẩm tạo muối và nước.
NaOH + HCl → NaCl + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
6.4. Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 (dùng để nhận biết gốc clorua)
Ngoài tính chất đặc trưng là axit, dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hóa mạnh như KMnO4, MnO2, K2Cr2O7, MnO2, KClO3…
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl + 2H2O
K2Cr2O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O
Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan (cường thuỷ) có khả năng hoà tan được vàng.
3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O
NOCl → NO + Cl
Au + 3Cl → AuCl3
7. Tính chất vật lý của HCl
HCl dưới dạng khí không màu, có mùi xốc, tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh HCl. Nó cũng nặng hơn không khí. Dưới dạng dung dịch, axit HCl loãng không màu, dung dịch HCl đậm đặc nhất có nồng độ tối đa là 40% và mang màu vàng ngả xanh lá.
8. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Chất rắn Fe(OH)3 màu nâu đỏ tan dần trong dung dịch.
9. Bạn có biết
Tương tự Fe(OH)3, các hidroxit khác cũng phản ứng với axit để tạo thành muối và nước.
10. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Ở điều kiện thường, Fe phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. FeCl3
B. ZnCl2
C. NaCl
D. MgCl2
Hướng dẫn giải
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Đáp án: A
Ví dụ 2: Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 là
A. Chỉ sủi bọt khí
B. Chỉ xuất hiện kết tủa nâu đỏ
C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ và sủi bọt khí
D. Xuất hiện kết tủa trắng hơi xanh và sủi bọt khí
Hướng dẫn giải
Phản ứng: 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓(đỏ nâu) + 3CO2↑ + 6NaCl
Đáp án: C
Ví dụ 3: Hoà tan Fe vào dd AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?
A. Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3
D. Fe(NO3)3, AgNO3
Hướng dẫn giải
3AgNO3 + Fe → 3Ag + Fe(NO3)3
Đáp án: B