Hãy cùng tôi bắt đầu với đề thi thử văn của trường Quảng Xương 1 trong đợt giao lưu kiến thức giữa các trường THPT. Đề thi này được xây dựng dựa trên chuẩn đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố.
Mục lục
Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn Quảng Xương 1 lần 3
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản “Hãy đứng lên từ nơi em vấp ngã”
“Biết ăn năn và sửa đổi sai lầm”
“Cuộc đời sẽ không tuyệt đường ai cả”
“Em nhớ rằng hạnh phúc đến từ tâm…”
…
“Hãy đứng lên từ nơi em vấp ngã – Thơ tự do”
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Hãy chỉ ra hai câu thơ trong bài có nội dung khuyên nhủ. (0,75 điểm)
Câu 3: Những dòng thơ sau đây giúp chúng ta hiểu ý tưởng của tác giả như thế nào?
“Cuộc đời sẽ không tuyệt đường ai cả”
“Em nhớ rằng hạnh phúc đến từ tâm…” (0,75 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của người viết trong hai câu thơ:
“Mình cao thượng mình coi thường vật chất”
“Nhưng không tiền thì chết đói…vậy thôi…” (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc đứng lên từ nơi vấp ngã.
Câu 2. (5,0 điểm)
Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u ? […]. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa :
- U đã về ạ !
Ô hay, thế là thế nào nhỉ ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ : - Kìa nhà tôi nó chào u.
Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp : - Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả…
…
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 28-29)
Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về ý tưởng của Kim Lân khi xây dựng nhân vật này.
Đáp án đề thi thử văn THPT quốc gia 2021 – Quảng Xương 1 lần 3
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ: 8 chữ
Câu 2. Hai câu thơ trong bài có nội dung khuyên nhủ:
“Hãy đứng lên từ nơi em vấp ngã”
“Biết ăn năn và sửa đổi sai lầm”
Câu 3. Ý tưởng của tác giả trong hai câu thơ trên là:
- Cuộc đời con người vốn dĩ không bằng phẳng, khó khăn, thất bại là điều khó tránh khỏi, nhiều khi nó đẩy con người vào bước đường cùng.
- Nhưng điều quan trọng là bạn phải có một cái tâm vững vàng, bản lĩnh, không được sợ khó khăn thất bại mà buông tay.
- Hãy nỗ lực hết mình, và chính trong sự nỗ lực đó, bạn sẽ khơi dậy được tiềm năng và vượt qua được tất cả.
-> Nghĩa là cuộc đời không tuyệt đường với ai mà vẫn cho ta cơ hội miễn là ta có có cách hành xử đúng đắn. Hạnh phúc hay không, tất cả đều đến từ tâm của mỗi người. Cuộc sống làm bạn buồn chán ư? Hãy lao vào công việc bằng tất cả cái tâm, sống vì nó, chết vì nó, và bạn sẽ tìm thấy thứ hạnh phúc tưởng chừng như không bao giờ đạt được (Dale Carnegie).
Câu 4.
- Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của tác giả nhưng tất cả các phương án đều phải có cách lí giải hợp lí.
- Đề xuất phương án: Đồng tình với ý kiến trên. Vì:
- Con người cao thượng thường có lối sống thanh cao, không vì quá coi trọng vật chất mà xem thường các giá trị tinh thần cao quí của cuộc sống.
- Song, cũng như cây cối, chim muông, tất cả đều phải lao động tìm nguồn sống. Con người dù cao thượng đến mấy vẫn cần tiền để trang trải cuộc sống cho mình nên mỗi người đều phải nỗ lực học tập, lao động kiếm tiền một cách chính đáng.
Ngược lại, nếu không chịu làm việc kiếm tiền thì con người dù cao thượng đến mấy cũng không thể tồn tại. - Vậy nên, mỗi người cần phải vừa biết kiếm tiền chăm lo cuộc sống vừa biết dùng tiền vào những mục đích đúng đắn, cao đẹp, tạo ra những giá trị sống đích thực, đó mới là cách sống nhân văn, cao thượng nhất. Hiểu biết giá trị của tiền bạc và luôn biết hy sinh tiền bạc vì bổn phận hoặc vì nhân nghĩa, đó là một đức hạnh thực sự (Senancourt).
II LÀM VĂN
Câu 1. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong đề.
…
Câu 2. Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về ý tưởng của Kim Lân khi xây dựng nhân vật này.
…