Để tang, xả tang hay các nghi lễ tang chế khác đều nhằm mục đích bày tỏ tấm lòng, thể hiện sự đau buồn và nhớ thương người đã mất. Việc xả tang cũng không kém phần quan trọng. Vậy xả tang là gì? Và bao lâu thì được xả tang? Chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua bài viết này.
Mục lục
Xả tang là gì?
Thời điểm mà một người qua đời, gia đình, người thân bày tỏ sự tiếc nuối được gọi là phát tang. Sau thời điểm đó là quãng thời gian gia đình của người đã khuất tiến hành tổ chức tang lễ, thực hiện nhiệm vụ và bổn phận của người còn sống dành cho người đã mất trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là để tang. Xả tang chính là thời điểm hoàn tất mọi nhiệm vụ và bổn phận để tang.
Lễ xả tang thường được biết đến với tên gọi khác là cúng mãn tang. Đây là một buổi lễ được tiến hành với mục đích thông báo cho mọi người về việc kết thúc thời gian để tang của gia đình đối với người đã mất. Ngoài ra, cúng mãn tang cũng đôi khi được coi như một nghi thức tưởng niệm người đã khuất và cầu xin người thân đã mất phù hộ.
Thiết kế Lăng mộ đá, Mộ đá và Báo giá Lăng mộ đá Ninh Bình năm 2021
Nguồn gốc của việc xả tang
Theo Hòa thượng Thích Phước Thái trong quyển 100 câu hỏi Phật Pháp, việc để tang và xả tang không phải là tục lệ của Phật giáo mà bắt nguồn từ Trung Quốc. Suốt hơn 1000 năm Bắc Thuộc, văn hóa và tư tưởng Trung Hoa đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người Việt, hình thành một số phong tục tập quán lễ nghi khác nhau. Đặc biệt, trong thời kỳ ba nguồn văn hóa Nho, Phật, Lão được truyền bá vào nước ta.
Nguồn gốc xả tang
Theo tư tưởng của Nho giáo, con người phải lấy hiếu thuận làm đầu và quan niệm “sự tử như sự sanh”, tức là sống sao thì chết cũng phải như vậy. Việc để tang và các lễ nghi tang chế khác nhằm bày tỏ lòng hiếu thảo của người còn sống dành cho người đã khuất. Tư tưởng này phù hợp với đời sống tinh thần của người Việt nên đã được duy trì trong suốt thời gian qua và trở thành một trong những phong tục tập quán lâu đời.
Kích thước Mộ đá chôn cất 1 lần (an táng 1 lần) chuẩn phong thủy
Để tang bao lâu có thể xả tang?
Thời gian để tang sẽ được ấn định khác nhau tùy vào mối quan hệ giữa người còn sống và người đã mất. Thông thường sẽ có hai hình thức là đại tang và tiểu tang, gồm 5 bậc còn được gọi là ngũ phục.
Đại tang
Đại tang có thời gian để tang khá lâu, thông thường là 3 năm trước khi tiến hành nghi thức cúng mãn tang. Thực tế hiện nay, nhiều gia đình chỉ để đại tang trong thời gian 27 tháng, có thể lí giải bằng việc lấy thời gian mang thai 9 tháng để tính 1 năm, 3 năm là 27 tháng. Tuy nhiên, điều này chưa có căn cứ rõ ràng, và giải thích này cũng chỉ dựa trên sự truyền miệng của người Việt.
Thông thường, đây là thời gian để tang của những người có mối quan hệ gần gũi nhất với người đã mất. Có thể kể đến những đối tượng như con cái để tang cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi; dâu để tang cha mẹ chồng; cháu đích tôn thay cha (trong trường hợp người cha đã qua đời) để tang ông bà. Vợ để tang chồng cũng thuộc loại đại tang do ảnh hưởng bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của lễ giáo phong kiến.
Tiểu tang
Tiểu tang có thời gian để tang ít hơn đại tang, tối đa là 1 năm và chia thành 4 bậc:
Bài viết liên quan:
-
Cơ niên: thời gian để tang trong 1 năm. Những đối tượng chịu tang 1 năm thường là cha mẹ để tang con trai, dâu trưởng, con gái chưa lấy chồng; con rể để tang cha mẹ vợ; anh chị em để tang cho nhau; con cháu để tang cho ông bà; chồng để tang vợ,…
-
Đại công: thời gian để tang ít hơn cơ niên, những đối tượng chịu tang trong nhóm này chỉ để tang trong vòng 9 tháng. Cụ thể là cha mẹ để tang con dâu thứ, con gái đã lấy chồng; anh chị em họ hàng để tang cho nhau; chị em ruột đã lấy chồng để tang cho người đã mất.
-
Cơ niên: sau khi để tang người đã mất được 5 tháng, có thể tiến hành nghi thức cúng mãn tang. Thường dành cho các mối quan hệ như con để tang cha mẹ ghẻ, anh chị em họ hàng đã đi lấy chồng để tang cho nhau,…
-
Ti ma: hình thức để tang ít nhất, chỉ có 3 tháng sau tang lễ. Thường thấy là cha mẹ để tang con rể; con cô, cậu, dì để tang cho nhau,…
Thời gian xả tang
Hiện nay, cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, việc để tang, xả tang và các vấn đề liên quan cũng không còn tuân thủ đầy đủ như thuở ông bà chúng ta. Ngày xưa, con cháu trong gia đình phải qua lễ giỗ đại tường, tức qua 2 năm mới được cúng mãn tang. Nhưng ngày nay, do nhiều lý do khách quan khác nhau, sau khi cúng 49 ngày hoặc sau khi hỏa táng có người đã xin cúng xả tang.
Tuy nhiên, việc xả tang trước hạn cũng không phải là sai trái hay lỗi đạo. Tùy thuộc vào yêu cầu của gia quyến mà thời gian xả tang có thể ngắn hoặc dài. Quan trọng nhất là lòng biết ơn và tình cảm chân thành của con người. Lễ nghi chỉ là một trong những cách để thể hiện tấm lòng đó.
Những điều không nên làm khi chưa đến hạn xả tang
Khi vẫn chưa đến thời gian xả tang, có một số việc mà chúng ta không nên làm:
Cưới hỏi
Khi chưa hết thời gian để tang, gia đình thân quyến người đã mất tránh tổ chức đám cưới hoặc đám hỏi. Việc tổ chức các sự kiện này trong thời gian này được xem là không may mắn và bị xem là thiếu sự tôn trọng, thành kính và tiếc nuối đối với người thân đã qua đời. Trường hợp không thể trì hoãn việc cưới hỏi, chúng ta cần chú ý không tổ chức quá lớn hoặc quá náo nhiệt.
Khai trương
Người đang phải chịu tang người thân cũng không nên tổ chức khai trương. Tuy nhiên, vì công việc và cuộc sống, nhiều người không thể chờ đến hết thời gian tang để tổ chức khai trương. Trong trường hợp này, có thể mời thầy về cúng xả tang sau 49 ngày của người đã mất.
Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các nghi thức tang lễ và xả tang. Nếu bạn có nhu cầu xây dựng lăng mộ đá, mộ đá, cột đá, cuốn thư đá, lan can đá,… tại Việt Nam, hãy liên hệ với Đá Mỹ Nghệ Anh Quân Ninh Bình:
- Địa chỉ: Làng nghề Đá Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình (Cách cổng đá làng nghề 300m)
- Xưởng chế tác: Ngã 5, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
- Điện thoại/Zalo: 0915.895.699