Để sản xuất ra một con dao cắt lúa, ông A đã mất thời gian lao động lên đến 3 giờ. Trong khi đó, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất con dao chỉ là 2 giờ. Vậy trong trường hợp này, việc sản xuất của ông A sẽ như thế nào?
Mục lục
Kiến Thức Cơ Bản
1. Nội dung của quy luật giá trị
-
Nội dung khái quát:
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. -
Biểu hiện: Trong sản xuất và trong lưu thông
- Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.
- Đối với một hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bất kể thế nào, giá trị hàng hóa vẫn phải xoay quanh trục giá trị của nó.
- Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
2. Tác động của quy luật giá trị
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi có lãi nhiều thông qua biến động.
b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
- Người sản xuất và kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm… Nhờ đó, giá trị hàng hóa cá biệt của họ sẽ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.
c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
- Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ và kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt sẽ có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết. Nhờ đó, họ sẽ trở nên giàu có nhanh chóng, có điều kiện mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Những người không có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh gặp rủi ro, thua lỗ và có thể phá sản, trở nên nghèo khó.
3. Vận dụng quy luật giá trị
a. Về phía nhà nước
- Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Điều tiết thị trường, nâng cao sức cạnh tranh và thu nhiều lợi nhuận.
b. Về phía công dân
- Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh và thu nhiều lợi nhuận.
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu.
- Đổi mới kĩ thuật – công nghệ, hợp lý sản xuất, cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng hàng hóa.
Với kiến thức cơ bản về quy luật giá trị và hiểu rõ tác động của nó, chúng ta có thể áp dụng nó vào thực tế để tạo ra sự phát triển và tiến bộ trong sản xuất và kinh doanh.