TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
TỔ NGỮ VĂN
………………..
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 11
NĂM HỌC 2019 – 2020
…………………
Môn: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao phát đề)
Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này[….] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố…. Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm tin chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…. (Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2004)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định nội dung của đoạn trích (0.5 điểm)
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích (0.5 điểm)
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn trích (1.0 điểm)
Câu 4: Từ câu nói “Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn”. Anh/chị rút ra được bài học gì? (1.0 điểm)
Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ ý kiến trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.
Câu 2: (5.0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
………………………………..Hết………………………
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
Đọc hiểu
Câu 1:
- Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
- Cách giải:
- Nội dung: Bức thư phụ huynh gửi đến thầy giáo hãy dạy con mình những điều tốt đẹp.
Câu 2:
- Phương pháp: căn cứ vào 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ
- Cách giải:
- Phương thức chính: Nghị luận.
Câu 3:
- Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ
- Cách giải:
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ “xin dạy cho cháu”.
- Hiệu quả nghệ thuật: tăng giá trị biểu đạt, tạo nhịp điệu cho các câu văn. Qua đó, nhấn mạnh tấm lòng mong mỏi, khát khao của người cha khi muốn con mình được học những điều hay lẽ phải.
Câu 4:
- Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
- Cách giải: Từ câu nói trên, ta rút ra được thêm bài học trong những chặng đường mà mình bước đi. Rằng trong những điều không hay mà ta gặp phải thì đâu đó ta lại được trả giá bằng những điều tốt đẹp. Nên hãy lạc quan, nếu như ta không may gặp phải những người chưa tốt, những việc chưa hay.
Làm văn
Câu 1:
- Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
- Gợi ý:
Giải thích:
- “Thất bại” là khi không đạt được mục tiêu do mình đề ra. Đôi khi chỉ là những điều nhỏ bé, đôi khi chỉ là những con điểm kém, thất bại trong mối quan hệ bạn bè,…
Phân tích, bình luận:
- Thất bại, tổn thương là điều không tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng cách bạn đối diện với thất bại mới là điều giá trị.
- Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội giúp bạn có thể bắt đầu mọi việc lại từ đầu, lần này cẩn thận, tinh tế và khôn ngoan hơn vì bạn đã tự rút ra được kinh nghiệm cho mình
Liên hệ bản thân:
- Muốn thành công phải thay đổi từ bản thân mình
- Hãy rút ra những bài học quý giá từ những sai lầm của chính mình. Khắc phục sai lầm sẽ giúp bạn thành công khi gặp phải vấn đề tương tự, thậm chí cả trong tình huống hoàn toàn khác biệt.
Câu 2:
-
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
-
Cách giải:
-
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
-
Yêu cầu nội dung:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao
-
Nhận xét: Trong bài viết thông qua việc phân tích nhân vật Huấn Cao, chúng ta thấy tác giả Nguyễn Tuân đã sử dụng những phương pháp sáng tạo, đồng thời truyền tải thông điệp văn hóa, tôn vinh những nét đẹp của dân tộc và tạo nên một tác phẩm văn học đáng quý.