Chữ Đức trong tiếng Trung là một trong những chữ được nhắc đến nhiều khi nói đến đạo lý, nhân nghĩa làm người hay trong thư pháp chữ, tranh chữ Trung Quốc. Nói đến chữ Đức người ta sẽ nghĩ ngay đến phẩm chất đạo đức của con người trong cuộc sống. Vậy chữ Đức trong tiếng Hán giản thể và phồn thể là gì, ý nghĩa như thế nào? Bài viết này sẽ giải thích toàn bộ những thắc mắc về chữ Đức viết theo tiếng Hán.
Chữ Đức tiếng Trung là gì?
Chữ Đức trong tiếng Trung phiên âm /dé/ mang nghĩa đạo đức, thiện, ơn đức, ân huệ,.. Chữ Đức tiếng Hoa gồm 8 tự hình (giáp cốt văn, kim văn, triện văn, lệ thư và khải thư) và 13 dị thể khác nhau.
Để hiểu hết được ý nghĩa chữ Đức được viết theo tiếng Hán chúng ta cần phân tích ý nghĩa của từng bộ thủ của chữ:
- Bộ xích (彳): Chỉ cho những bước chân chậm rãi, thong thả, trường kì. Nghĩa là muốn rèn “Đức” hay bất kì phẩm chất nào khác cũng cần thời gian tích lũy từng chút, từng chút chứ không phải một bước mà thành.
- Bộ thập (十): Nghĩa đen là “Mười” (số 10) nhưng có thể hiểu rộng ra là sự trọn vẹn, đầy đủ, thập toàn thập mỹ, mười phân vẹn mười. “Thập” còn ngụ ý là mười phương, bốn phương, tám hướng. Bộ Thập xuất hiện trong chữ Đức có ý nghĩa dù ở nơi đâu, phương nào cũng cần sử dụng đạo đức, đức hạnh của mình để đối xử vơi người khác.
- Bộ mục (目): Nghĩa là “Mắt”, ý nói người có Đức là người có con mắt tinh tường, phân biệt rõ thị phi, phải trải, đúng sau, thật giả.
- Bộ nhất (一): Là “Một” (số 1), có ý nghĩa tổng thể, ngụ ý người có Đức biết lấy đại cục làm trọng, không tư lợi.
- Bộ tâm (心): Tâm là tâm hồn, tấm lòng, cái sự chân thật nhất bên trong của con người. Một người muốn tu dưỡng đạo đức thì cần tu dưỡng nội tâm, người có đức chính là người có tâm.
Chữ “Đức” có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hạnh phúc, cuộc đời của một con người. Bởi Bác Hồ từng dạy: “Người có Tài mà không có Đức là người vô dụng” quả không sai. Lão tử cũng từng nói: “Muôn vật đều tôn trọng đạo và quý trọng đức”.
Trong văn hóa Trung Hoa, chữ Đức được xem là tiêu chuẩn để phân biệt giữa con người và cầm thú. Để xứng được gọi là người thì cần phải phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức con người cần phải có. Căn cứ vào việc tu dưỡng đạo đức cao hay thấp chia làm 4 loại người: Thánh nhân, người tài, quân tử và tiểu nhân.
Để viết chữ Đức tiếng Hán bạn chỉ cần ghi nhớ và tuân theo thứ tự câu nói của người xưa: “Chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm”.
Ý nghĩa thư pháp chữ Đức Hán tự hay các quan niệm trường phái đều có ý nghĩa tốt đẹp: chỉ con người hướng tới cái thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện, hướng tới từ bi, ăn ở hiền lành phúc đức cho con cháu đời sau. Các nét chữ Đức thư pháp uyển chuyển, mềm mại, mỗi nét chữ đều có ý nghĩa riêng tạo nên chữ Đức với nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về chữ Đức trong tiếng Trung.