“Một đám cưới trung bình tốn bao nhiêu tiền?” là câu hỏi không hề đơn giản. Ngoài việc phải điều chỉnh các khoản tiền cố định để đảm bảo mọi yếu tố cần thiết, bạn cũng phải quản lý các khoản phát sinh. Hãy cùng Helen Wedding khám phá tất cả chi phí tổ chức đám cưới nhà gái và những kinh nghiệm tối ưu ngân sách cô dâu cần biết để bạn có kế hoạch tài chính phù hợp nhất.
Mục lục
Để tính toán chi phí tổ chức đám cưới nhà gái, cô dâu cần xác định một số yếu tố cơ bản: nơi tổ chức tiệc cưới, cách tổ chức, quy mô tiệc cưới, chất lượng dịch vụ… Các chi tiết này đã được Helen Wedding đề cập trong bài viết “Những khoản chi phí trang trí tiệc cưới” năm 2023. Cô dâu có thể tham khảo lại để biết thêm thông tin chi tiết.
Tùy thuộc vào văn hóa và phong tục của từng vùng miền, nghi lễ cưới ở nhà gái có thể có một số thay đổi nhỏ. Tuy nhiên, chi phí đám cưới nhà gái thường bao gồm 4 nghi lễ lớn sau:
1. Chi phí tổ chức Lễ Dạm Ngõ
Lễ Dạm Ngõ được coi là buổi gặp mặt chính thức của gia đình cô dâu và chú rể để thảo luận chi tiết về đám cưới sau thời gian tìm hiểu. Chú rể và đại diện gia đình nhà trai sẽ đến nhà gái mang theo một số lễ vật đơn giản như tráp trầu cau, bánh kẹo, thuốc lá… Nhà gái sẽ chuẩn bị một bữa cơm thân mật và có thể thuê ekip chụp ảnh để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong dịp này.
Nhà gái cần chuẩn bị cho Lễ Dạm Ngõ như sau:
- Trang phục cho cô dâu và cha mẹ: 2 triệu.
- Trang điểm cho cô dâu: 2 triệu.
- Trang điểm cho mẹ cô dâu và người nhà: 1 triệu.
- Trang trí gia tiên ngày Dạm Ngõ: 4 triệu.
- Trái cây, bánh kẹo, nước uống: 1 triệu.
- Bàn tiệc: 2 triệu (1 triệu/bàn/10 người x 2 bàn).
- Quay – chụp phóng sự cưới: 10 triệu.
Tổng chi phí Lễ Dạm Ngõ bên phía nhà gái là 22 triệu.
2. Chi phí cho Lễ Đính Hôn (Ăn Hỏi)
Lễ Ăn Hỏi là một nghi thức quan trọng diễn ra tại nhà cô dâu trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Vì vậy, chi phí đám cưới nhà gái cần chuẩn bị nhiều yếu tố như trang trí gia tiên và nhà cửa, chọn áo dài ăn hỏi cho cô dâu và đội bưng quả, phong bì lì xì đội bưng quả, chọn make-up để trang điểm cho cô dâu và người nhà. Trong Lễ Đính Hôn, nhà trai sẽ sang nhà gái với số lượng đông hơn so với Lễ Dạm Ngõ, do đó công việc chuẩn bị cũng nhiều hơn.
Chi tiết chi phí bao gồm:
- Trang phục cho cô dâu và cha mẹ: 2 triệu.
- Trang điểm cho cô dâu: 2 triệu.
- Trang điểm cho mẹ cô dâu và người nhà: 1 triệu.
- Trang trí gia tiên lễ đính hôn: 6 triệu.
- Trái cây, bánh kẹo, nước uống: 2 triệu.
- Hồi môn cô dâu: 20 triệu.
- Đội bưng quả, đồng phục: 2 triệu.
- Bàn tiệc: 4 triệu (1 triệu/bàn/10 người x 4 bàn).
- Quay – chụp phóng sự cưới: 10 triệu.
Tổng chi phí Lễ Đính Hôn bên phía nhà gái là 49 triệu.
3. Chi phí cho Lễ Vu Quy (Đám cưới nhà gái)
Để chuẩn bị cho Lễ Vu Quy, chi phí đám cưới nhà gái cần bao gồm các hạng mục mua hồi môn cho cô dâu, thuê trang phục cưới và ekip trang điểm cho bố mẹ cô dâu, cô dâu và đội bưng quả, trang trí gia tiên và thuê đơn vị quay chụp phóng sự cưới.
Bài viết liên quan:
Chi tiết chi phí bao gồm:
- Trang phục cho cô dâu và cha mẹ: 2 triệu.
- Trang điểm cho cô dâu: 2 triệu.
- Trang điểm cho mẹ cô dâu và người nhà: 1 triệu.
- Trang trí gia tiên Lễ Vu Quy: 6 triệu.
- Trái cây, bánh kẹo, nước uống: 2 triệu.
- Hồi môn cô dâu: 20 triệu.
- Đội bưng quả, đồng phục: 2 triệu.
- Quay – chụp phóng sự cưới: 10 triệu.
Tổng chi phí Lễ Vu Quy bên phía nhà gái là 45 triệu.
4. Chi phí tiệc cưới nhà gái
Sau khi các nghi lễ được tiến hành, cô dâu chú rể sẽ tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi bạn bè, đồng nghiệp và người thân tại nhà hoặc trung tâm tiệc cưới. Trong trường hợp hai gia đình kết hợp tổ chức Lễ Thành Hôn, các bên có thể chia sẻ chi phí. Nếu hai gia đình tổ chức tiệc riêng biệt, nhà gái cần chuẩn bị các chi phí sau:
- Chi phí bàn tiệc: 150 triệu (5 triệu/bàn/10 người x 30 bàn).
- Trang trí sử dụng gói tặng kèm của nhà hàng.
- Trang điểm cho cô dâu: 2 triệu.
- Quay phim, chụp phóng sự cưới: 10 triệu.
Tổng chi phí tổ chức tiệc cưới là 162 triệu.
5. Kinh nghiệm tối ưu chi phí tổ chức tiệc cưới cho nhà gái
Dù có nhiều chi tiết phải trả tiền cho ngày cưới, nhưng chi phí đám cưới nhà gái hoàn toàn có thể được tối ưu. Dưới đây là một số gợi ý để bạn tiết kiệm chi phí:
5.1 Tránh tổ chức vào mùa cao điểm
Mùa cưới thường diễn ra từ tháng 8 đến tháng 12. Tại thời điểm này, chi phí thuê sảnh tiệc, nhà hàng và phụ kiện váy cưới sẽ tăng do nhiều cặp đôi có ý tưởng tương tự. Hãy chọn ngày trong thời gian bình thường, tránh dịp lễ hoặc mùa cưới để tiết kiệm chi phí.
5.2 Khảo sát giá cả thị trường ít nhất 3 tháng
Sau khi lập bảng dự trù chi phí, hãy dành ít nhất 3 tháng trước ngày cưới để tìm hiểu giá cả từ ít nhất 3 nhà cung cấp cho từng mục tiêu. Ưu tiên các mục tiêu quan trọng và cần thiết để có cái nhìn tổng quan về giá trên thị trường. Hãy chia sẻ ý tưởng đám cưới và ngân sách của bạn với nhà cung cấp để đề nghị mức giá hợp lý.
5.3 Chọn dịch vụ trọn gói để tối ưu chi phí
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các dịch vụ cưới trọn gói từ A đến Z. Dịch vụ trọn gói thường được kèm theo ưu đãi. Vì vậy, cô dâu sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian hơn.
Bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chi phí tổ chức đám cưới và số tiền cụ thể mà bạn cần chuẩn bị. Helen Wedding cung cấp các dòng tranh rót cát, tranh thả tim và bảng welcome đám cưới với mức giá phải chăng nhưng không kém chất lượng. Đôi khi chỉ cần một số món decor xinh xinh là bạn đã có ý tưởng trang trí đám cưới độc đáo mà lại tiết kiệm chi phí.
Xem thêm tại Website: helenwedding.vn hoặc Fanpage để có thêm thông tin hữu ích cho tiệc cưới sắp tới nhé!