Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau trả lời các câu hỏi về văn bản “Chân quê” thông qua bài trắc nghiệm. Hãy điểm qua các nội dung chính của bài thơ và tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
Bài thơ “Chân quê”
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
- Nguyễn Bính
Đề số 1
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Song thất lục bát
B. Lục bát
C. Tự do
D. Thất ngôn bát cú
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. nghị luận.
B. tự sự.
C. miêu tả.
D. biểu cảm.
Câu 3: Hình ảnh nào không phải là nét chân quê của cô gái trong bài thơ ?
A. Khăn nhung, quần lĩnh
B. Chiếc nón quai thao
C. Cái yếm lụa sồi
D. Áo cài khuy bấm
Câu 4: Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ:
Nào đâu cái yếm lụa sồi ?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
A. Nhấn mạnh nét hiện đại của cô gái
B. Nhấn mạnh sự thay đổi ngoại hình của cô gái
C. Nhấn mạnh sự mất mát của chàng trai trước sự thay đổi của cô gái
D. Nhấn mạnh sự nuối tiếc, hụt hẫng của chàng trai trước sự thay đổi của cô gái
Câu 5: Ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ là ngôn ngữ:
A. giản dị, mộc mạc, gần gũi với ngôn ngữ dân gian.
B. mộc mạc, quê mùa, hóm hỉnh, gần gũi với người dân quê.
C. cổ kính mà hiện đại.
D. hiện đại, cách tân táo bạo.
Câu 6: Chàng trai muốn nhắn nhủ điều gì qua câu thơ ?
A. “Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa”
B. Nhắn nhủ cô gái giữ gìn những nét đẹp thôn quê
C. Nhắn nhủ cô gái giữ gìn những nét đẹp truyền thống
D. Nhắn nhủ cô gái giữ gìn những nét đẹp dân dã
E. Nhắn nhủ cô gái đừng chạy theo trào lưu hiện đại
Câu 7: Qua bài thơ, từ “chân quê” được hiểu là:
A. sự mộc mạc, giản dị của người nông dân.
B. sự quê mùa, lạc hậu của chàng trai.
C. sự mộc mạc, chân chất, đằm thắm của vẻ đẹp truyền thống.
D. sự mộc mạc, chân chất của trang phục truyền thống.
Đề số 2
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Tự do
D. Lục bát biến thể
Câu 2: “Em” trong bài thơ là:
A. Chủ thể trữ tình
B. Nhân vật trữ tình
C. Tác giả
D. Cô gái mà tác giả thầm yêu trộm nhớ
Bài viết liên quan:
Câu 3: Cô gái trong bài thơ sau khi đi tỉnh về xuất hiện với vẻ ngoài như thế nào?
A. Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm;
B. Yếm lụa sồi, dây lưng đũi;
C. Áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen;
D. Cả A, B, C
Câu 4: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ sau:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
A. Câu hỏi tu từ, liệt kê
B. Câu hỏi tu từ, điệp ngữ
C. Điệp ngữ, liệt kê, câu hỏi tu từ;
D. Điệp ngữ, liệt kê, đối lập tương phản.
Câu 5: Chàng trai mong mỏi ở cô gái điều gì?
A. Mong cô gái hãy hiểu cho tình cảm của mình;
B. Mong cô gái hãy đáp lại tình cảm của mình;
C. Mong cô gái hãy thay đổi, đừng coi trọng vẻ bề ngoài;
D. Mong cô gái đừng thay đổi, hãy giữ nét chân quê.
Câu 6: Hình ảnh hoa chanh, vườn chanh trong câu thơ “Hoa chanh nở giữa vườn chanh” mang ý nghĩa biểu tượng cho điều gì?
A. Biểu tượng cho vẻ đẹp của thôn quê;
B. Biểu tượng cho sự hòa hợp, tương xứng giữa con người và hoàn cảnh sống;
C. Biểu tượng cho nếp nghĩ tôn trọng nét đẹp giản dị của ông cha;
D. Biểu tượng cho tinh thần dân tộc, cho ý thức giữ mình giữa sự xô bồ của ngoại cảnh.
Câu 7: Nhan đề “Chân quê” được hiểu như thế nào?
A. “Chân quê” là tình yêu chân thành dành cho quê hương;
B. “Chân quê” là tình yêu chân thành dành cho cô gái nơi quê nhà;
C. “Chân quê” là quê hương nguồn cội, là nơi con người sinh ra và lớn lên;
D. “Chân quê” là hồn quê đích thực, là tính cách, vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm của quê hương.
Đề số 3
Câu 1: Hình ảnh cô gái trong bài thơ được giới thiệu, xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào?
A. Cô gái chuẩn bị đi tỉnh
B. Cô gái đi xa về
C. Cô gái đi tỉnh về
D. Cô gái đi chợ về
Câu 2: Câu thơ “Đợi em ở mãi con đê đầu làng” cho thấy chàng trai có tình cảm như thế nào với cô gái?
A. Yêu và mong chờ
B. Dửng dưng, xa cách
C. Thân thiết, gần gũi
D. Giận dỗi vì phải chờ đợi
Câu 3: Nguyên nhân nào khiến chàng trai trong bài thơ có tâm trạng đau khổ, xót xa?
A. Cô gái không còn yêu chàng trai
B. Cô gái đi lấy chồng
C. Sự thay đổi của cô gái
D. Cô gái đi tỉnh và không về nữa
Câu 4: Nhận xét nào phù hợp nhất để nói về tình cảm của nhân vật trữ tình đối với cô gái được thể hiện trong bài thơ?
A. Tình cảm khách sáo, xa lạ
B. Tình cảm yêu đương mãnh liệt
C. Tình cảm mộc mạc, chân thành, tha thiết
D. Tình cảm tương tư, nhớ nhung, tha thiết
Câu 5: Ý nghĩa của câu thơ: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh”?
Ý nghĩa của câu thơ là mỗi con người đều có nguồn cội, vùng quê, chúng ta phải biết trân trọng và sống sao cho phù hợp, hài hoà với phong tục với vẻ đẹp mộc mạc của quê hương mình.
Câu 6: Nhận xét của anh/chị về thông điệp mà nhà thơ Nguyễn Bính muốn gửi gắm đến bạn đọc qua bài thơ trên.
Thông điệp ý nghĩa mà nhà thơ Nguyễn Bính muốn gửi gắm qua bài thơ là cần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.
Đó là thông điệp sâu sắc của một con người nặng lòng gắn bó với quê hương, với những giá trị văn hoá truyền thống.
Trên đây là những câu trả lời và nhận xét về bài thơ “Chân quê” thông qua các đề trắc nghiệm. Hy vọng rằng thông qua việc trả lời các câu hỏi này, bạn đã hiểu thêm về ý nghĩa và tác giả của bài thơ này.