Bạn đã quen với cách tính điểm trung bình môn khi còn học tiểu học và trung học phổ thông. Nhưng khi bạn bước vào đại học, hình thức học tập và cách tính điểm có nhiều khác biệt. Bạn lo lắng không biết làm cách nào để tính điểm trung bình môn đại học? Điểm nào là đạt, điểm nào là qua môn? Đừng lo, Reviewedu sẽ hướng dẫn bạn cách tính điểm trung bình môn đại học một cách dễ hiểu. Hãy cùng tìm hiểu để biết được học lực của mình một cách chính xác nhất!
Mục lục
- 1. Tại sao cần tính điểm trung bình môn đại học?
- 2. Những quy định cần tuân thủ khi tính điểm
- 3. Cách tính điểm trung bình môn đại học như thế nào?
- 4. Những quy định về điểm thi
- 5. Bao nhiêu điểm thì qua môn? Bao nhiêu điểm thì cần học lại?
- 6. Cách tính điểm xếp loại học lực tại Đại học
- 7. Những điều cần lưu ý về cách tính điểm trung bình môn đại học
Tại sao cần tính điểm trung bình môn đại học?
Tính điểm theo hệ thang điểm 4 là cách tính điểm khoa học và rất nhiều trường đại học áp dụng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hình thức tín chỉ. Tín chỉ đo lường kiến thức và kỹ năng mà sinh viên tích lũy được trong quá trình học tập. Mỗi môn học có số tín chỉ khác nhau, có môn có 2-3 tín chỉ, cũng có môn có 4-5 tín chỉ.
Học phí trên mỗi tín chỉ sẽ khác nhau tùy từng trường đại học. Dựa vào số tín chỉ của môn học đó, ta có thể tính điểm tích lũy hay còn gọi là điểm trung bình môn đại học. Điểm tích lũy chính là điểm trung bình môn đại học mà bạn học trong toàn khóa học của mình. Điểm tích lũy trung bình môn đại học là căn cứ để xác định bằng cấp của sinh viên khi ra trường.
Sau mỗi học kỳ, khi sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ, dựa trên điểm trung bình môn, điểm rèn luyện sẽ xếp hạng học lực của sinh viên. Điểm số sẽ quyết định bằng ra trường và xác định xem bạn có đủ điều kiện qua môn hay không. Việc tính điểm trung bình môn đại học thực sự quan trọng đối với mỗi sinh viên.
Những quy định cần tuân thủ khi tính điểm
Theo quy chế đào tạo trình độ đại học, điểm trung bình môn học được quy đổi như sau:
- A quy đổi thành 4;
- B quy đổi thành 3;
- C quy đổi thành 2;
- D quy đổi thành 1;
- F quy đổi thành 0.
Các điểm không thuộc các trường hợp trên sẽ không được tính vào điểm trung bình tích lũy. Các môn học không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo cũng không được tính vào tiêu chí đánh giá kết quả học tập.
Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín chỉ, dựa vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên sẽ được xếp vào các loại sau:
- Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 – 4,00;
- Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 – 3,59;
- Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 – 3,19;
- Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 – 2,49;
- Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.
Cách tính điểm trung bình môn đại học như thế nào?
Cách tính điểm trung bình tích lũy
Điểm trung bình tích lũy theo tín chỉ được tính bằng tổng của điểm từng môn nhân với số tín chỉ của môn đó, rồi chia cho tổng số tín chỉ của tất cả các môn. Công thức tính điểm trung bình tích lũy là:
Trong đó:
- A là điểm trung bình chung tích lũy
- ai là điểm học phần thứ i
- ni là số tín chỉ học phần thứ i
- n là tổng số học phần.
Lưu ý: Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng không tính vào điểm trung bình.
Ví dụ: Giả sử bảng điểm của một sinh viên như sau:
Môn học | Số tín chỉ | Điểm hệ 4 |
---|---|---|
Môn học 1 – HK1 | 3 | 4 |
Môn học 2 – HK1 | 4 | 3 |
Môn học 3 – HK2 | 1 | 2 |
Tổng số tín chỉ là 8, tổng số điểm là 26. Điểm trung bình tích lũy bằng: 26/8 = 3.25.
Cách quy đổi điểm thang điểm hệ 4 và xếp loại học phần
Để tính điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Mức điểm chữ của mỗi học phần sẽ được quy đổi thành điểm số như sau:
- Điểm A tương ứng với 4
- Điểm B+ tương ứng với 3.5
- Điểm B tương ứng với 3
- Điểm C+ tương ứng với 2.5
- Điểm C tương ứng với 2
- Điểm D+ tương ứng với 1.5
- Điểm D tương ứng với 1
- Điểm F tương ứng với 0
Bằng tốt nghiệp của sinh viên sẽ được xác định dựa trên điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học ở trường như sau:
- Đối với loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 – 4,00
- Đối với loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 – 3,59
- Đối với loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 – 3,19
- Đối với loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 – 2,49
Phần thứ hạng xếp loại học lực đại học theo tín chỉ của sinh viên có kết quả học tập toàn khóa trong diện loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức khi:
- Có khối lượng của các học phần phải thi lại (điểm F) vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho chương trình học của mỗi sinh viên.
- Sinh viên đã bị kỷ luật trong thời gian học.
Vì vậy, để đạt được bằng loại xuất sắc hoặc giỏi, bạn cần chú ý và đạt thành tích tốt!
Dưới đây là bảng xếp loại điểm theo thang điểm 10 và thang điểm 4:
Xếp loại | Điểm số (Thang điểm 10) | Điểm chữ (Thang điểm 4) |
---|---|---|
Xuất sắc | Từ 9,0 đến 10,0 | A+ |
Giỏi | Từ 8,0 đến cận 9,0 | A |
Khá | Từ 7,0 đến cận 8,0 | B+ |
Trung bình | Từ 5,0 đến cận 7,0 | C |
Yếu | Từ 4,0 đến cận 5,0 | D+ |
Kém | Dưới 4,0 | D |
Những quy định về điểm thi
Những quy định về điểm thi
Việc đánh giá và tính điểm học phần trình độ đại học được quy định như sau:
- Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua ít nhất hai điểm thành phần.
- Đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ, chỉ cần một điểm đánh giá.
- Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10.
Mức điểm thi được chia thành những phần nào?
Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và tỷ lệ điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. Hình thức đánh giá trực tuyến sẽ áp dụng khi đảm bảo tính trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, và không quá 50% trong tổng số điểm học phần.
Việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận sẽ được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đánh giá phải được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên.
- Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến phải được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và sinh viên.
- Buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.
Các điểm chưa đạt và cần lưu ý:
- Điểm F: dưới 4,0.
- Điểm I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra; X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
- Điểm R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
Bao nhiêu điểm thì qua môn? Bao nhiêu điểm thì cần học lại?
Để qua môn, số điểm tối thiểu mà sinh viên cần đạt trong một môn học hoặc một tín chỉ học phần sẽ phụ thuộc vào quy định của từng trường đại học. Tuy nhiên, mức đánh giá điểm học phần và tín chỉ của sinh viên là khá tương đồng giữa các trường.
Khi sinh viên học theo tín chỉ, điểm đánh giá của môn học đó được xác định dựa trên điểm tích lũy của học phần đó, bao gồm điểm chuyên cần, điểm thực hành, bài tập, điểm thi,… Từ đây, quy đổi sang thang điểm 4 hoặc 10 để xác định liệu sinh viên đã đạt điểm qua môn hay chưa.
Thông thường, các trường quy định điểm trung bình môn hệ 4 và điểm chữ. Nếu điểm trung bình tích lũy từ điểm D trở lên thì không cần học lại (nhưng có thể học cải thiện). Sinh viên nào có điểm F tức là không qua môn và sẽ phải học lại, thi lại môn đó.
Cách tính điểm xếp loại học lực tại Đại học
Theo quy chế đào tạo đại học, sinh viên sẽ được xếp loại học lực dựa trên điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
Theo thang điểm 4
- Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc
- Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi
- Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá
- Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình
- Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu
- Dưới 1,0: Kém
Theo thang điểm 10
- Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc
- Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi
- Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá
- Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình
- Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu
- Dưới 4,0: Kém
Những điều cần lưu ý về cách tính điểm trung bình môn đại học
Mức độ % đánh giá điểm học phần của sinh viên có thể khác nhau tại một số trường đại học. Khi sinh viên học theo tín chỉ, điểm đánh giá của môn học đó dựa trên điểm tích lũy của học phần đó của sinh viên, bao gồm điểm chuyên cần, điểm thực hành, bài tập, điểm thi,…
Thông thường, các trường sẽ quy định điểm trung bình môn hệ 4 và điểm chữ (A, B, C, D). Nếu điểm trung bình tích lũy từ điểm D trở lên thì không cần học lại (có thể học cải thiện). Sinh viên nào có điểm F tức là không qua môn và sẽ bắt buộc phải học lại, thi lại môn đó.
Hy vọng những hướng dẫn về cách tính điểm trung bình môn đại học trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính điểm và nắm vững học lực của mình. Hãy theo dõi Reviewedu để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích và hữu ích nhất nhé. Chúc bạn có một thời gian đại học tuyệt vời và kết quả học tập tốt!
Reviewedu là trang web uy tín và chất lượng về giáo dục, đào tạo. Trang web không chịu trách nhiệm về nội dung bài viết.