Trong đề thi môn Địa lý THPT, có nhiều câu hỏi yêu cầu chúng ta chọn biểu đồ thích hợp nhất. Để giúp bạn dễ dàng chọn đúng đáp án, phần này sẽ cung cấp một số mẹo nhận biết các dạng biểu đồ. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
1/ Biểu đồ tròn
- Được sử dụng khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỷ trọng, tỷ lệ, kết cấu của đối tượng.
- Thường chỉ áp dụng trong mốc thời gian ngắn, từ 1-2 năm.
Ví dụ: Cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2016 (%).
2/ Biểu đồ đường
- Sử dụng khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, phát triển, tốc độ tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.
Ví dụ: GDP của Phi líp pin, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016.
3/ Biểu đồ cột
- Dùng để thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng cùng đơn vị trong một năm.
- Ví dụ: biểu đồ so sánh dân số, diện tích của một số tỉnh, biểu đồ so sánh sản lượng điện của một địa phương qua nhiều năm.
4/ Biểu đồ miền
- Sử dụng khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng qua từ 3 năm trở lên.
- Ví dụ: tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu.
5/ Biểu đồ kết hợp
- Khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.
- Ví dụ: biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam.
6/ Biểu đồ cột chồng
- Sử dụng khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).
Trên đây là 6 dạng biểu đồ thường gặp trong bài thi môn Địa lý THPT. Khi đọc đề, hãy phân tích kỹ để nhận biết được loại biểu đồ thích hợp, từ đó tìm ra đáp án chính xác. Chúc bạn đạt được điểm cao!
Đăng ký và theo dõi Fanpage Tuyển sinh số để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia.
Suzy