# Chuột Hamster mang thai bao lâu? Tìm hiểu thời gian và dấu hiệu mang thai của chuột Hamster
Mục lục
Nuôi chuột Hamster đang trở thành sở thích của nhiều bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm chăm sóc thú cưng. Có rất nhiều người vẫn chưa biết chuột Hamster mang thai bao lâu. Hãy cùng tìm hiểu thời gian mang thai và những đặc điểm cơ thể của chuột Hamster qua bài viết dưới đây.
Thời gian mang thai của chuột Hamster là bao lâu?
Thời gian mang thai của mỗi loài chuột Hamster có thể khác nhau. Dưới đây là thời gian mang thai của một số loài chuột Hamster phổ biến:
- Hamster Syrian mang thai khoảng 16 – 18 ngày
- Hamster Winter White mang thai trong khoảng 23 – 30 ngày
- Hamster Rusian mang thai từ 18 – 21 ngày
- Hamster Trung Quốc mang thai trong khoảng 21 – 23 ngày
- Hamster Robo mang thai từ 23 – 30 ngày
Đối với những dòng chuột Hamster lai, thời gian mang thai có thể lên đến 32 ngày. Để biết chính xác chuột Hamster mang thai bao lâu, bạn cần quan sát kỹ trong quá trình chăm sóc và xem xét thể trạng của chuột. Khi bạn nhận ra thời điểm giao phối của chuột Hamster, hãy chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng và dự đoán ngày chuột sẽ sinh. Từ đó, bạn có thể chuẩn bị mọi thứ cần thiết để chào đón bầy con chuột Hamster mới chào đời.
Các dấu hiệu cho thấy chuột Hamster đã mang thai
Sau khi tìm hiểu về thời gian mang thai của chuột Hamster, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về những dấu hiệu cho thấy chuột Hamster đã mang thai. Chuột Hamster cái cũng có nhiều dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết:
Làm tổ
Khi mang thai, chuột Hamster sẽ có hành vi làm tổ để chuẩn bị cho việc sinh con. Chúng sẽ đào bới mùn cưa để tạo một không gian riêng cho việc sinh nở.
Tính cách thay đổi
Tính cách của chuột Hamster thay đổi khi mang thai. Chúng có thể trở nên rụt rè hơn và khá nhạy cảm. Bạn có thể khó chạm vào chuột Hamster trong giai đoạn mang thai. Đối với chuột Hamster đực, chuột cái có thể trở nên hung dữ và cộc cằn hơn. Chúng có thể đuổi và cắn chuột đực quanh chuồng. Khi nhìn thấy dấu hiệu này, bạn cần tách chuột đực ra khỏi chuột cái để chăm sóc chuột cái một cách tốt nhất.
Tích trữ thức ăn
Chuột Hamster thường có thói quen tích trữ thức ăn trong những ngày cuối thai kỳ. Chúng sẽ cắp nhiều thức ăn về ổ đẻ để tích trữ. Vào khoảng 1 – 2 ngày trước khi sinh, chuột Hamster cái sẽ ở yên trong ổ, ăn dần thức ăn đã tích trữ và không còn chạy nhảy nữa.
Hình dáng thay đổi
Tất cả các chuột Hamster đều thay đổi hình dáng khi mang bầu. Hai bộ phận thay đổi nhiều nhất mà bạn có thể quan sát được là vòng bụng và phần đầu vú. Vòng bụng của chuột Hamster trở nên to và tròn hơn rõ rệt vào khoảng 5-6 ngày trước khi sinh. Phần đầu vú của chuột cái căng lên, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy phần đầu vú trắng lộ ra khỏi lớp lông của chuột cái.
Có cần đỡ đẻ cho chuột Hamster mẹ không?
Sau khi biết chuột Hamster mang thai bao lâu, bạn có thể quan sát quá trình sinh đẻ của chuột mẹ. Hầu hết tất cả các loài chuột Hamster đều là những bà mẹ tuyệt vời. Chúng có khả năng tự sinh sản rất tốt, không cần sự trợ giúp của con người. Chúng có thể tự sinh con một cách an toàn và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, tốt nhất bạn nên quan sát quá trình sinh từ xa. Bạn chỉ cần can thiệp khi có tình huống xấu xảy ra. Nếu bạn nhìn thấy chuột Hamster cái có dấu hiệu stress hoặc ăn con của mình, hãy tách bé hamster con ra khỏi mẹ ngay sau khi sinh.
Với những thông tin trên, chắc chắn bạn đã biết chuột Hamster mang thai bao lâu rồi đúng không? Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kinh nghiệm chăm sóc cho bé hamster mang thai của mình.