Thơ Đường luật là một thể thơ phát triển từ Trung Quốc và được ưa chuộng ở Việt Nam. Trong đó, thất ngôn bát cú là dạng thơ tiêu biểu. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng ATP Academy tìm hiểu cách viết thơ Đường Luật một cách dễ dàng và đúng luật.
Mục lục
Định nghĩa thể thơ Thất ngôn bát cú
Thất ngôn bát cú là thể thơ phổ biến trong thơ Đường Luật. Đặc điểm của thể thơ này là sử dụng câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.
Thể thơ này có bố cục bốn phần, mỗi phần đảm nhận nhiệm vụ cụ thể:
- Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc.
- Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc.
- Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng.
- Hai câu kết khái quát nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao.
Luật thơ Đường Luật thất ngôn bát cú (TNBC)
Thể thơ thất ngôn bát cú có 6 yếu tố quan trọng:
- Số chữ, số câu hạn định: Một bài thơ có tổng cộng 56 chữ, gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Luật bằng trắc: Các câu trong bài thơ phải theo quy luật bằng trắc chặt chẽ. Bài thơ không tuân thủ luật bằng trắc được gọi là bài thơ thất luật.
- Niêm:
- Chữ thứ 2 của câu 2 phải cùng nhóm thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 3 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 4.
- Chữ thứ 2 của câu 4 phải cùng nhóm thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 5 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 6.
- Chữ thứ 2 của câu 6 phải cùng nhóm thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 7 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 8.
- Chữ thứ 2 của câu 8 phải cùng nhóm thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 1 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 2.
- Đối: Các câu 3-4 và 5-6 đối với nhau từng cặp một. Đối phải bao gồm cả ý, từ và thanh. Bài thơ không có phần đối không chỉnh được coi là không hoàn hảo.
- Vần: Vần được gieo ở cuối các câu chẵn của bài thơ. Chỉ sử dụng một vần duy nhất trong toàn bài thơ, có chính vận và thông vận. Lạc vận là không được chấp nhận.
- Nhịp điệu: Thơ Đường Luật được ngắt nhịp ở chữ thứ 2 hoặc thứ 4 của câu, khác với thể thơ song thất lục bát của Việt Nam ngắt nhịp ở chữ thứ 3 và thứ 5.
Kỹ thuật làm thơ ĐL TNBC
Bố cục bài thơ ĐLTNBC
Bài thơ ĐLTNBC bao gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết.
- Đề: gồm 2 câu đầu. Câu 1 mở bài, câu 2 nối tiếp câu 1 và nêu đầu đề.
- Thực hay Trạng: 2 câu 3-4 giải thích đầu bài, tả cảnh hoặc công trạng của nhân vật.
- Luận: 2 câu 5-6 diễn đạt cảm xúc, ý kiến, so sánh.
- Kết: 2 câu cuối tóm lược ý nghĩa bài thơ.
Luật bằng trắc trong bài thơ ĐLTNBC
-
Luật bằng trắc bằng vần:
T T B B T T B (vần)
B B T T T B B (vần)
B B T T B B T
T T B B T T B (vần)
T T B B B T TB
B T T T B B (vần)
B B T T B B T
T T B B T T B (vần) -
Luật bằng vần bằng:
B B T T T B B (vần)
T T B B T T B (vần)
T T B B B T T
B B T T T B B (vần)
B B T T B B T
T T B B T T B (vần)
T T B B B T T
B B T T T B B (vần) -
Luật trắc vần trắc:
T T B B B T T (vần)
B B T T B B T (vần)
B B T T T B B
T T B B B T T (vần)
T T B B T T B
B B T T B B T (vần)
B B T T T B B
T T B B B T T (vần) -
Luật bằng vần trắc:
B B T T B B T (vần)
T B B B T T (vần)
T T B B T T B
B B T T B B T (vần)
B B T T T B B