Hình ảnh chậu mai vàng luôn gắn liền với các dịp tết của người dân miền Nam và cả nước. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho may mắn và tài lộc. Chăm sóc cây mai vàng theo từng tháng đúng cách giúp bạn hiểu rõ về quá trình phát triển và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Dưới đây là các bước chăm sóc chi tiết trong năm từ vườn mai Hoàng Long:
Mục lục
- 1. Cách chăm sóc mai vàng từng tháng cơ bản
- 1.1. Chăm sóc mai từ tháng giêng và tháng hai (giai đoạn hồi sức)
- 1.2. Kỹ thuật chăm sóc mai vàng vào giai đoạn tháng ba và tháng tư (giai đoạn ổn định)
- 1.3. Chăm sóc cây mai vào giai đoạn tháng năm và tháng sáu (giai đoạn tích luỹ)
- 1.4. Chăm sóc mai vàng vào giai đoạn tháng bảy và tháng tám (giai đoạn phát triển nụ hoa)
- 1.5. Chăm sóc mai vàng vào giai đoạn tháng chín và tháng mười (giai đoạn hình thành)
- 1.6. Chăm sóc mai vàng vào giai đoạn tháng mười một và tháng mười hai (giai đoạn hoàn chỉnh)
Cách chăm sóc mai vàng từng tháng cơ bản
Trong bài viết này, vườn mai vàng Hoàng Long chia sẻ quy trình chăm sóc mai vàng cho cả năm để bạn tham khảo và điều chỉnh phù hợp với điều kiện địa lý. Cụ thể, việc chăm sóc mai từng tháng như sau:
Chăm sóc mai từ tháng giêng và tháng hai (giai đoạn hồi sức)
Mai vàng nếu được trưng trong nhà lâu ngày sẽ thiếu ánh sáng và lá sẽ có màu xanh lợt. Ngoài ra, việc không tưới nước mà lại đổ bia, nước ngọt vào gốc cũng làm cây mai yếu đi. Do đó, sau Tết bạn cần chăm sóc mai bằng cách:
- Đặt chậu mai vàng ngoài sân, nơi có bóng mát và thoáng. Tránh để cây dưới ánh nắng mặt trời sẽ cháy lá.
- Nếu sau Tết còn hoa mai chưa tàn hoặc có những nụ chưa nở, cắt toàn bộ hoa trên cây, bao gồm cả hoa đã nở và chưa nở để cây tập trung phát triển thay vì tạo hạt. Bón phân cho cây.
- Tưới phân Urê loãng từ ngọn xuống đất vào buổi chiều mát mẻ. Tưới mỗi tuần một lần. Đừng vội xả tàn lúc này.
Kỹ thuật chăm sóc mai vàng vào giai đoạn tháng ba và tháng tư (giai đoạn ổn định)
Ở miền Nam, cuối tháng ba sẽ có cơn mưa đầu mùa, cây mai sẽ phát triển mạnh. Để cung cấp đủ dinh dưỡng, từ đầu tháng ba bạn nên bón phân hữu cơ như bánh dầu, Dynamix Lifter, phân chuồng. Cắt tỉa cành mai bị bệnh và phun thuốc ngừa nấm.
Chăm sóc cây mai vào giai đoạn tháng năm và tháng sáu (giai đoạn tích luỹ)
Trong giai đoạn này, cây mai tích luỹ chất dinh dưỡng và phát triển mạnh. Uốn nắn để tạo dáng cho cây và bấm đọt để tạo tán. Tập trung tạo dáng cho cây mai và không để cành quá dài để cây không mất sức. Kiểm tra nước và nấm bệnh.
Chăm sóc mai vàng vào giai đoạn tháng bảy và tháng tám (giai đoạn phát triển nụ hoa)
Giai đoạn này cây mai phát triển nụ hoa và có nhiều mưa. Kiểm tra và thông lỗ thoát nước cho chậu mai thường xuyên. Lưu ý để bộ lá sinh trưởng tốt và phòng trừ sâu bệnh.
Chăm sóc mai vàng vào giai đoạn tháng chín và tháng mười (giai đoạn hình thành)
Nụ hoa mai đã hình thành và sẵn sàng bung. Điều chỉnh bộ lá cho cây mai và không sử dụng phân đạm quá cao. Tăng lượng lân bằng phân hữu cơ và lân vi sinh. Kiểm tra nấm và phun thuốc phòng trị bệnh.
Chăm sóc mai vàng vào giai đoạn tháng mười một và tháng mười hai (giai đoạn hoàn chỉnh)
Giai đoạn này quyết định chất lượng hoa tết. Bón phân thúc và điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp. Canh ngày để lảy lá mai và kiểm tra sự phát triển của nụ hoa.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về việc chăm sóc mai vàng theo từng tháng trong năm. Chúc bạn có một vườn mai vàng thật đẹp để đón tết.
Xem thêm: Những biểu hiện khi thiếu một số yếu tố vi lượng trên cây mai