Tải xuống.vn hân hạnh giới thiệu bộ tài liệu “Tổng hợp 99 câu hỏi trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 5” dành cho quý thầy cô giáo và các em học sinh.
Mục lục
- 1. Câu hỏi trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 5
- 1.1. Câu 1: Từ nào có tiếng đồng không có nghĩa là “cùng”?
- 1.2. Câu 2: Những cặp từ nào cùng nghĩa với nhau?
- 1.3. Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “tự trọng”?
- 1.4. Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng quy định viết dấu thanh khi viết một tiếng?
- 1.5. Câu 5: Câu kể hay câu trần thuật được dùng để:
- 1.6. Câu 6: Câu nào dùng dấu hỏi chưa đúng?
- 1.7. Câu 7: Câu nào dùng dấu phẩy chưa đúng?
- 1.8. Câu 8: Trạng ngữ trong câu sau: “Nhờ siêng năng, Nam đã vượt lên đứng đầu lớp.” bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
- 1.9. Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
- 1.10. Câu 10: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây ca ngợi đạo lý thủy chung, luôn biết ơn những người có công với nước với dân?
Giúp các em học sinh luyện thi học sinh giỏi và giao lưu học sinh giỏi, bộ tài liệu này rất hữu ích để ôn tập và nâng cao kiến thức một cách hiệu quả. Đồng thời, nó cũng là bài tập nâng cao thích hợp cho các thầy cô giáo sử dụng. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Câu hỏi trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 5
Câu 1: Từ nào có tiếng đồng không có nghĩa là “cùng”?
A. Đồng hương
B. Thần đồng
C. Đồng nghĩa
D. Đồng chí
Câu 2: Những cặp từ nào cùng nghĩa với nhau?
A. Leo – chạy
B. Chịu đựng – rèn luyện
C. Luyện tập – rèn luyện
D. Đứng – ngồi
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “tự trọng”?
A. Tin vào bản thân mình
B. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
C. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác
D. Coi trọng mình và xem thường người khác
Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng quy định viết dấu thanh khi viết một tiếng?
A. Ghi dấu thanh trên chữ cái ở giữa các chữ cái của phần vần
B. Ghi dấu thanh trên một chữ cái của phần vần
C. Ghi dấu thanh vào trên hoặc dưới chữ cái ghi âm chính của phần vần
D. Ghi dấu thanh dưới một chữ cái của phần vần
Câu 5: Câu kể hay câu trần thuật được dùng để:
A. Nêu điều chưa biết cần được giải đáp
B. Kể, thông báo, nhận định, miêu tả về một sự vật, một sự việc
C. Nêu yêu cầu, đề nghị với người khác
D. Bày tỏ cảm xúc của mình về một sự vật, một sự việc
Câu 6: Câu nào dùng dấu hỏi chưa đúng?
A. Hãy giữ trật tự?
B. Nhà bạn ở đâu?
C. Vì sao hôm qua bạn nghỉ học?
D. Một tháng có bao nhiêu ngày hả chị?
Câu 7: Câu nào dùng dấu phẩy chưa đúng?
A. Mùa thu, tiết trời mát mẻ.
B. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát.
C. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường.
D. Nam thích đá cầu, cờ vua.
Câu 8: Trạng ngữ trong câu sau: “Nhờ siêng năng, Nam đã vượt lên đứng đầu lớp.” bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ nguyên nhân
C. Chỉ kết quả
D. Chỉ mục đích
Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
B. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
C. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.
D. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
Câu 10: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây ca ngợi đạo lý thủy chung, luôn biết ơn những người có công với nước với dân?
A. Muôn người như một
B. Chịu thương, chịu khó
C. Dám nghĩ dám làm
D. Uống nước nhớ nguồn
…
Bạn có thể tải về các câu hỏi còn lại để ôn tập cho môn Tiếng Việt lớp 5. Hy vọng rằng bộ tài liệu này sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi quan trọng.
Để biết thêm thông tin và tải tài liệu, hãy truy cập đây.