Việc quy đổi đơn vị đo khối lượng là một kỹ năng quan trọng được học từ thời tiểu học. Nó không chỉ hữu ích trong quá trình học tập mà còn được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Một bảng đơn vị đo khối lượng chuẩn sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ về tên gọi, ký hiệu và giá trị của các đơn vị. Hãy cùng Mighty Math khám phá bảng đơn vị khối lượng và cách quy đổi chính xác nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Đơn vị đo khối lượng là gì?
Trước khi đi vào chi tiết về bảng đo khối lượng và cách quy đổi đơn vị đo khối lượng, chúng ta cần hiểu khái niệm “đơn vị đo khối lượng”.
Đơn vị là một lượng được sử dụng để đo lường trong nhiều lĩnh vực như vật lý, toán học, hóa học và cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: kilômét, mét, xentimét là đơn vị đo độ dài.
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
- Lớn Hơn KG
- KG
- Nhỏ hơn KG
- Tấn
- Tạ
- Yến
- KG
- hg
- dag
- g
- 1 tấn
- 1 tạ
- 1 yến
- 1 kg
- 1 hg
- 1 dag
- 1 g
- = 10 tạ
- = 10 yến
- = 10 kg
- = 10 hg
- = 10 dag
- = 10 g
- = 1000 kg
- = 100 kg
- = 100 dag
- = 100 g
- = 1000 g
Khối lượng là lượng chất có trong một vật mà ta cân, đo lường để xác định trọng lượng. Ví dụ, một bao gạo có trọng lượng là 10kg, thì 10 chính là khối lượng của bao gạo đó, và kg là đơn vị đo khối lượng của bao gạo đó.
2. Bảng đơn vị đo khối lượng chuẩn xác
Một bảng đơn vị đo khối lượng chuẩn xác sẽ được sắp xếp từ lớn đến bé và từ trái sang phải. Trong đó, đơn vị Kilogram (kg) sẽ được đặt ở trung tâm và Kg là đơn vị đo khối lượng phổ biến nhất tại Việt Nam.
Dưới đây là bảng đơn vị khối lượng chuẩn mà các em cần nhớ:
Trong đó:
- Tấn là đơn vị lớn nhất, Tạ là đơn vị lớn thứ 2 và Yến là đơn vị lớn thứ 3.
- Kilogram (Kg) là đơn vị đo khối lượng trung tâm.
- Hg là Héc-tô-gam, dag là Đề-ca-gam và g là gram.
Gợi ý cách đổi đơn vị đo khối lượng dễ nhớ nhất:
Để tránh nhầm lẫn khi quy đổi, các em cần ghi nhớ những nguyên tắc sau:
- Mỗi đơn vị bé hơn sẽ bằng 1/10 đơn vị đứng liền kề trước nó. Ví dụ: 1 dag = 0.1 hg hoặc 1 tạ = 0.1 tấn.
- Mỗi đơn vị lớn hơn gấp 10 lần đơn vị đứng liền kề sau nó. Ví dụ: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến.
Hoặc các em có thể hiểu bảng chuyển đổi đơn vị khối lượng như sau: Khi chuyển từ đơn vị bé sang đơn vị lớn, chia cho 10. Khi chuyển từ đơn vị lớn sang đơn vị bé, nhân với 10.
3. Các bài tập đơn vị đo khối lượng lớp 4
Sau khi đã nắm vững thông tin về bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4 và cách chuyển đổi, chúng ta hãy thực hành bài tập để hiểu rõ hơn về chúng.
Bài 1. Điền số thích hợp vào chỗ trống
- a) 215 dag = ? g
- b) 36 tấn 55 yến = ? kg
- c) 27 kg 56 hg = ? g
- d) 36000 kg = ? tạ
Bài giải:
Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng, ta có:
- a) 215 dag = 215 x 10 = 2150 g
Vậy 215 dag = 2150 g - b) 36 tấn = 36 x 1000 = 36000 kg
55 yến = 55 x 10 = 550 kg
36 tấn 55 yến = 36000 kg + 550 kg = 36550 kg
Vậy 36 tấn 55 yến = 36550 kg - c) 27 kg = 27 x 1000 = 27000 g
56 hg = 56 x 100 = 5600 g
27 kg 56 hg = 27000 g + 5600 g = 32600 g
Vậy 27 kg 56 hg = 32600 g - d) 36000 kg = 36000 : 100 = 360 tạ
Vậy 36000 kg = 360 tạ
Bài 2. Tính các giá trị sau
- a) 26 kg + 37 g
- b) 325 tấn – 698 tạ
- c) 26 kg x 8
- d) 8355 g : 3
Bài giải:
- a) 26 kg = 26 x 1000 = 26000 g
26 kg + 37 g = 26000 g + 37 g = 26037 g - b) 325 tấn = 325 x 10 = 3250 tạ
325 tấn – 698 tạ = 3250 tạ – 698 tạ = 2552 tạ - c) 26 kg x 8 = 26 x 8 = 208 kg
- d) 8355 g : 3 = 8355 g : 3 = 2785 g
Bài 3. So sánh
- a) 2600 g … 26 hg
- b) 6352 kg … 7000 g
- c) 3 tấn 2 tạ 6 yến … 3260 kg
- d) 628 kg 300 dag … 2 tạ 35 kg
Bài giải:
- a) 2600 g = 2600 : 100 = 26 hg
Vậy 2600 g = 26 hg - b) 7000 g = 7000 : 1000 = 7 kg
Vậy 6352 kg > 7000 g - c) 3 tấn 2 tạ 6 yến = 3 x 1000 + 2 x 100 + 6 x 10 = 3260 kg
Vậy 3 tấn 2 tạ 6 yến = 3260 kg - d) 628 kg 300 dag = 628 kg + 300 g = 631 kg
2 tạ 35 kg = 200 kg + 35 kg = 235 kg
Vậy 628 kg 300 dag > 2 tạ 35 kg
Đó là thông tin về bảng đơn vị đo khối lượng và cách quy đổi chính xác nhất mà Mighty Math muốn chia sẻ với các em học sinh và quý phụ huynh. Mong rằng bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích để áp dụng trong học tập và cuộc sống. Chúc các em thành công!