Bạn đã từng ngạc nhiên khi thấy các đơn vị đo khối lượng như “yến, tạ, tấn” trong sách giáo trình Toán lớp 4 chưa? Đừng lo lắng! Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng đổi đơn vị đo khối lượng một cách dễ dàng và thú vị! Hãy cùng bắt đầu!
Mục lục
Kiến thức cần nhớ
1. Yến, tạ, tấn
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, người ta sử dụng những đơn vị đo khối lượng như yến, tạ, tấn.
- Đổi đơn vị đo:
- 1 yến = 10kg
- 1 tạ = 10 yến
- 1 tạ = 100kg
- 1 tấn = 10 tạ
- 1 tấn = 1000kg
2. Đề-ca-gam; Héc-tô-gam
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, người ta sử dụng những đơn vị đo khối lượng như đề-ca-gam, héc-tô-gam.
- Viết tắt của đề-ca-gam là dag, héc-tô-gam là hg.
- Đổi đơn vị đo:
- 1dag = 10g
- 1hg = 10dag
- 1hg = 100g
3. Bảng đơn vị đo khối lượng
- Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền kề nó.
Các dạng bài tập về Yến, tạ, tấn: Bảng đơn vị đo khối lượng
Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng
Phương pháp: Sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét rằng với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau, đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
Ví dụ:
- 4kg500g = ….g
- 5hg = ….g
- 1 yến 6kg = ….kg
- 2 tấn 3 tạ = ….kg
- 1kg 5dag = ….g
- 65hg 17g = ….g
Lời giải:
- 4kg500g = 4500g
- 5hg = 500g
- 1 yến 6kg = 16kg
- 2 tấn 3 tạ = 2300kg
- 1kg 5dag = 1050g
- 65hg 17g = 6517g
Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng
Phương pháp:
- Khi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ các khối lượng có cùng đơn vị đo, ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
- Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.
- Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo khối lượng với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
Ví dụ:
- 2hg + 163g
- 63 yến x 4
- 3kg – 1773g
- 3696kg : 16
Lời giải:
- 2hg + 163g = 200g + 163g = 363g
- 63 yến x 4 = 252 yến
- 3kg – 1773g = 3000g – 1773g = 1227g
- 3696kg : 16 = 231kg
Dạng 3: Thực hiện phép so sánh
Phương pháp giải: Khi thực hiện so sánh các đơn vị giống nhau, ta chỉ cần so sánh 2 số tự nhiên. Trường hợp, đơn vị đo của 2 số khác nhau ta phải quy đổi về cùng 1 đơn vị rồi mới thực hiện so sánh như thông thường.
Ví dụ:
- 4 tấn 3 tạ 5 yến và 4370 kg
Lời giải:
Vì các đơn vị không giống nhau nên ta đổi 4 tấn 3 tạ 5 yến = 4350kg. Vậy 4 tấn 3 tạ 5 yến < 4370kg
Dạng 4: Giải toán có lời văn
Phương pháp giải: Học sinh cần đọc và phân tích kỹ đề bài để tìm hiểu các dữ liệu và yêu cầu tính toán. Lưu ý, nếu các dữ liệu và yêu cầu có cùng đơn vị đo, chỉ cần thực hiện theo yêu cầu. Trường hợp khác đơn vị đo tấn, tạ, yến, cần quy về cùng 1 loại để tìm đáp số.
Ví dụ:
- Một con voi có trọng lượng là 2 tấn, con hổ có trọng lượng 7 yến, con ngựa nặng 2 tạ. Hỏi tổng số cân nặng của 3 con vật là bao nhiêu yến.
Lời giải:
Đổi: 2 tấn = 200 yến, 2 tạ = 20 yến
Tổng số cân nặng của 3 con vật là: 200 + 7 + 20 = 227 (yến)
Đáp số: 227 (yến)
Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện số 1
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ, người ta có thể dùng đơn vị đo là:
A. Tấn
B. Tạ
C. Yến
Câu 2: Điền vào chỗ chấm : 2 yến 7 kg = …. kg
A. 27
B. 207
C. 9
Câu 3: 123 tạ + 56 tạ = …… yến
A. 179
B. 1790
C. 17900
Bài viết liên quan:
Câu 4: Một con voi nặng 2 tạ, và một chiếc xe ô tô nặng 26 yến. Hỏi vật nào nặng hơn?
A. Con voi
B. Ô tô
C. Bằng nhau
Câu 5: Một chiếc xe tải buổi sáng chở được 136 tạ thóc, buổi chiều chở ít hơn buổi sáng là 79 yến thóc. Hỏi buổi chiều chở được bao nhiêu yến thóc?
A. 215 yến
B. 57 yến
C. 1281 yến
II. Phần tự luận
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1 yến = …kg; 5 yến = ….kg; 1 yến 7 kg = …..kg
10kg = …yến; 8 yến = ….kg; 5 yến 3kg = ….kg
b) 1 tạ = …..yến; 4 tạ = …..yến
10 yến = ….tạ; 2 tạ = …..kg
1 tạ = …kg; 9 tạ =…..kg
100 kg = ….tạ; 4 tạ 60 kg = ….kg
c) 1 tấn = ….tạ; 3 tấn = …tạ
10 tạ = …tấn; 8 tấn = ….tạ
1 tấn = …kg; 5 tấn = ….kg
1000kg= ….tấn; 2 tấn85kg = …kg
Bài 2: Tính:
18 yến + 26 yến
648 tạ – 75 tạ
135 tạ x 4
512 tấn : 8
Bài 3: Một xe ô tô chuyến trước chở được 3 tấn muối, chuyến sau chở nhiều hơn chuyến trước 3 tạ. Hỏi cả hai chuyến xe đó chở bao nhiêu tạ muối?
Bài 4: Một cửa hàng một ngày bán được 15 tấn gạo. Biết mỗi bao gạo cân nặng 100kg. Hỏi cửa hàng đó bán được bao nhiêu bao gạo?
Bài 5: Điền dấu ( > < = ) thích hợp:
a) 1 tạ 11 kg … 10 yến 1 kg
b) 2 tạ 2kg … 220 kg
c) 4kg 3dag … 43 hg
d) 8 tấn 80kg … 80 tạ 8 yến
Bài tập tự luyện số 2
Câu 1: Một xe ô tô chuyến trước chở được 3 tấn muối, chuyến sau chở nhiều hơn chuyến trước 3 tạ. Hỏi cả hai chuyến xe đó chở được bao nhiêu tạ muối?
Hướng dẫn giải:
Khối lượng muối chuyến sau ô tô đó chở được là:
30 + 3 = 33 (tạ)
Khối lượng muối cả hai chuyến xe ò tô đó chở là:
30 + 33 = 63 (tạ)
Đáp số: 63 tạ muối
Câu 2: Tính
256 dag + 476 dag
186 g x 8
756 kg – 89 kg
2328 kg x 5
665 tấn + 78 tấn
2850hg : 6
Hướng dẫn giải:
256 dag + 476 dag = 732 dag
186 g x 8 = 1488 g
756 kg – 89 kg = 667 kg
2328 kg x 5 = 11640 kg
665 tấn + 78 tấn = 743 tấn
2850 hg : 6 = 475 hg
Câu 3: Tính:
380g + 195g
452g × 3
928 dag – 274 dag
768 hg : 6
Hướng dẫn giải:
380g + 195g = 575g
452hg × 3 = 1356 hg
928 dag – 274 dag = 654 dag
768 hg : 6 = 128 hg
Câu 4: Điền dấu ( > < = ) thích