Bảng đơn vị đo độ dài lớp 3 là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình toán lớp 3. Trong bảng đơn vị đo độ dài, có nhiều khái niệm mà các bé thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và làm bài tập. Hôm nay, chúng ta cùng POPS Kids Learn khám phá dạng bài tập này qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Giới thiệu về bảng đo độ dài lớp 3
Trước khi tìm hiểu về các bài toán về đo độ dài lớp 3, POPS Kids Learn xin giới thiệu một cách tổng quan về bảng đơn vị đo độ dài. Đơn vị đo độ dài là một khái niệm được sử dụng để đo hoặc so sánh khoảng cách giữa hai điểm. Đơn vị đo độ dài có thể được sử dụng để đo quãng đường đi, độ cao, độ sâu,…
Các đơn vị đo độ dài gồm: km, hm, dam, m, dm, cm và mm. Quy đổi các đơn vị đo độ dài như sau:
- Km (Ki-lô-mét): 1km = 10hm = 1000m
- Hm (Héc-tô-mét): 1hm = 10dam = 100m
- Dam (Đề-ca-mét): 1dam = 10m
- M (Mét – đơn vị phổ biến nhất): 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
- Dm(Đề-xi-mét): 1dm = 10cm = 100mm
- Cm (Xen-ti-mét): 1cm = 10mm
- Mm (Mi-li-mét) (viết tắt là mm): là đơn vị đo độ dài nhỏ nhất trong bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 3
Các dạng toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài dành cho bé
Nhằm giúp bé hiểu rõ hơn về các dạng toán lớp 3 bài bảng đơn vị đo độ dài, sau đây là một số dạng bài đặc trưng thường xuất hiện trong các bài luyện tập, bài kiểm tra toán trên lớp.
Dạng bài đổi đơn vị đo độ dài lớp 3
Khi nhắc đến bảng đơn vị đo độ dài, dạng bài tập đổi đơn vị đo này sang đơn vị đo khác là một dạng bài phổ biến trong chương trình toán lớp 3. Để làm tốt dạng bài này, bé cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đọc đề bài và hiểu rõ những gì đề bài yêu cầu.
- Bước 2: Nhớ lại bảng đơn vị đo độ dài đã học.
- Bước 3: Thực hiện các phép tính để quy đổi.
- Bước 4: Kiểm tra và viết kết quả chính xác.
Bài tập ví dụ cho bé: Thực hiện đổi đơn vị đo sau:
- 2km = …m
- 3hm = … dm
- 4dam = … cm
- 4m = … mm
Đáp án:
- 2km = 2000m
- 3hm = 3000 dm
- 4dam = 4000 cm
- 4m = 4000 mm
Dạng bài so sánh và phép tính với đơn vị đo độ dài
Nếu các bé đã quen với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số tự nhiên ở lớp 1, lớp 2, thì ở lớp 3, các phép tính này sẽ được áp dụng trong các đơn vị đo độ dài. Điều này đòi hỏi bé cần có kỹ năng ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài và tính toán một cách thuần thục. Bé có thể tham khảo các bước làm bài sau:
- Bước 1: Quy đổi các đơn vị đo độ dài trong đề bài theo một đơn vị nhất định.
- Bước 2: Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo quy tắc “Nhân chia trước, cộng trừ sau”.
- Bước 3: Kiểm tra và viết kết quả chính xác nhất.
Bài tập ví dụ cho bé: Hãy thực hiện các phép tính sau đây:
- 2m + 3cm = … cm
- 4km + 2ht = … m
- 7dam + 3dm = … cm
Đáp án:
- 2m + 3cm = 200cm + 3cm = 203cm
- 4km + 2ht = 4000m + 200m = 4200m
- 7dam + 3dm = 7000cm + 30cm = 7030cm
Dạng bài hình học
Các bài toán về đo độ dài lớp 3 liên quan đến hình học cũng là một dạng bài thường hay xuất hiện trong các bài kiểm tra, đề thi toán lớp 3. Trong dạng này, bé sẽ áp dụng các phép tính đo độ dài để tính chu vi hoặc diện tích của một hình học nào đó.
Ví dụ: Một hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng là 1dm. Hỏi chu vi của hình chữ nhật đó là bao nhiêu xăng-ti-mét?
→ Trước tiên, bé hãy đổi các số đo trong đề bài ra đơn vị xăng-ti-mét (cm).
Ta có chiều rộng là 1dm = 10cm.
Áp dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật, ta sẽ được:
(25+10)x2 = 35×2 = 70 (cm)
Vậy chu vi của hình chữ nhật là 70cm.
Một số bài tập toán lớp 3 đơn vị đo độ dài
Sau khi đã làm quen với các dạng toán lớp 3 bài bảng đơn vị đo độ dài, POPS Kids Learn sẽ đưa ra một số bài tập liên quan đến đơn vị đo độ dài để giúp bé luyện tập nhuần nhuyễn hơn nhé:
Bài 1. Bé hãy điền số thích hợp vào chỗ trống sau đây:
- 30dm = … m
- 4cm = … mm
- 4dam = … mm
- 20hm = … dm
- 90m = … dam
Đáp án:
- 30dm = 3 m
- 4cm = 40 mm
- 4dam = 40000 mm
- 20hm = 20000 dm
- 90m = 9 dam
Bài 2. Bé hãy thực hiện phép tính sau:
- 14km + 3hm = … dam
- 43m + 4hm : 2 = … cm
- 3cm x 4 + 12mm = … mm
- 20dam x 2 – 2 x 4hm = … m
- 46dam : 2 + 23m – 40dm = … m
Đáp án:
- 14km + 3hm = 1400dam + 30dam = 1430dam
- 43m + 4hm : 2 = 4300cm + 40000cm : 2 = 4300cm + 20000cm = 24300cm
- 3cm x 4 + 12mm = 30mm x 4 + 12mm = 120mm + 12mm = 132mm
- 20dam x 8 – 2 x 4hm = 160dam – 8hm = 1600m – 800m = 800m
- 46dam : 2 + 23m – 40dm = 23dam + 23m – 4m = 230m + 23m – 4m = 249m
Bài 3. Giải các bài toán sau:
- Đội thi công thứ nhất sửa được 60m đường. Đội thứ hai sửa được nhiều hơn đội thứ nhất 12m đường. Hỏi đội thi công thứ hai sửa được bao nhiêu mét đường?
- Có hai sợi dây, sợi dây thứ nhất dài 1m 3dm, sợi dây thứ hai dài hơn sợi dây thứ nhất 7dm. Hỏi hai sợi dây dài bao nhiêu đề-xi-mét?
- Sợi dây thứ nhất dài 450mm, sợi dây thứ hai dài bằng 1/3 sợi dây thứ nhất và 1/2 sợi dây thứ 3. Hỏi ba sợi dây đó dài bao nhiêu milimet?
- Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài bằng 12dm. Biết chiều rộng bé hơn chiều dài 40cm. Hỏi chu vi và diện tích của thửa ruộng đó bằng bao nhiêu xăng-ti-mét?
Đáp án:
- Đội thi công thứ hai sửa được: 60 + 12 = 72 (m). Vậy đội thi công thứ hai sửa được 72m đường.
- Sợi dây thứ nhất dài: 1m 3dm = 103 (dm). Sợi dây thứ hai dài: 103 + 7 = 110 (dm). Vậy sợi dây thứ nhất dài 103dm và sợi dây thứ hai dài 110dm.
- Sợi dây thứ hai dài: 450 : 3 = 150 (mm). Sợi dây thứ ba dài: 150 x 2 = 300 (mm). Vậy sợi dây thứ nhất dài 450mm, sợi dây thứ hai dài 150mm và sợi dây thứ ba dài 300mm.
- Chiều rộng của thửa ruộng hình chữ nhật dài: 12dm – 40cm = 120cm – 40cm = 80 (cm). Chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật là: (120 + 80) x 2 = 400 (cm). Diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật là: 120 x 80 = 9600 (cm2). Vậy chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật là 400cm và diện tích là 9600cm2.
Bí kíp giúp bé chinh phục các bài toán về đơn vị đo độ dài lớp 3
Sau đây, POPS Kids Learn xin chia sẻ các bí quyết giúp bé chinh phục thành công các dạng bài tập về bảng đơn vị đo độ dài lớp 3.
-
Học thuộc lòng bảng đơn vị đo độ dài: Việc ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài sẽ giúp bé đơn giản hóa và làm nhanh hơn các dạng bài tập đổi đơn vị đo độ dài lớp 3. Bởi vì tất cả các bài tập liên quan đến đơn vị đo, đều xuất phát từ bảng đơn vị đo độ dài, việc ghi nhớ bảng này sẽ là chìa khóa giúp bé giải quyết nhanh các bài tập tính toán.
-
Liên hệ với thực tế: Dạng bài toán liên quan đến độ dài thường gắn liền với thực tế. Ví dụ, ba mẹ có thể giúp bé tính độ dài của quyển sách, đo quãng đường từ nhà đến trường hay nhà bạn bè. Điều này giúp bé nhận ra môn toán là một phần thú vị trong cuộc sống hàng ngày.
-
Kết hợp với trò chơi: Đây có thể coi là cách học hiệu quả nhất, vì bé vừa được vận động tay chân, vừa được tiếp thu kiến thức và áp dụng toán tư duy vào thực tế. Ví dụ, ba mẹ có thể cho con chơi trò tập đếm, tập đo các đồ vật xung quanh, đo quãng đường bằng bước chân.
-
Luyện tập thường xuyên: Một trong những cách truyền thống để học giỏi toán chính là luyện tập. Tuy nhiên, ba mẹ cần hướng dẫn con cách học đúng và hiệu quả, để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Hơn nữa, việc luyện tập thường xuyên các dạng toán đo độ dài sẽ giúp bé nhạy bén hơn trong tư duy và tính toán nhanh hơn.
Trên đây là các dạng bài tập về bảng đơn vị đo độ dài lớp 3 dành cho bé. POPS Kids Learn hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ba mẹ và bé chinh phục thành công các bài tập này và đạt kết quả tốt trong học tập.
Mời ba mẹ tham khảo thêm các khóa học Toán online tại POPS Kids Learn để giúp trẻ phát triển tư duy, năng lực phân tích và rèn luyện khả năng suy luận, quan sát, giải quyết vấn đề.