Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt quan trọng và phổ biến trong đời sống và sản xuất. Nó có vai trò quan trọng, đồng thời được sử dụng rộng rãi cùng với động cơ điện. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Duy Phát Forklift khám phá về động cơ đốt trong, từ khái niệm, lịch sử hình thành cho đến các loại động cơ khác nhau nhé!
Động cơ đốt trong là gì?
Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt, hoạt động bằng cách đốt cháy nhiên liệu để tạo ra nhiệt và công cơ học. Động cơ này tận dụng dòng chảy để phát sinh công suất trong xylanh của nó.
Áp suất cao trong quá trình đốt cháy kết hợp với sự giãn nở của không khí ở nhiệt độ cao tạo ra lực tác động lên các bộ phận như cánh turbine, piston, vòi phun, cánh quạt,… Lực tác động này chuyển đổi năng lượng hóa học thành công cơ hữu ích, đủ để đẩy vật thể di chuyển một quãng đường nhất định.
Lịch sử hình thành động cơ đốt trong
Động cơ đốt trong đã được phát triển từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn cải tiến để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.
- Năm 1860: Động cơ đốt trong đầu tiên được chế tạo bởi hai kỹ sư người Pháp gốc Bỉ, với công suất là 2 HP và hoạt động bằng khí thiên nhiên.
- Năm 1877: Loại động cơ 4 kỳ đầu tiên được chế tạo, do kỹ sư người Pháp Lăng Ghen và kỹ sư người Đức Nicola Aogut Otto sáng chế. Loại động cơ này hoạt động bằng nhiên liệu khí than.
- Năm 1885: Động cơ 4 kỳ đầu tiên với công suất 8 HP được tạo ra bởi Golip Demlo, một kỹ sư người Đức. Loại động cơ này hoạt động bằng nhiên liệu xăng và có tốc độ quay lên đến 800 vòng/phút.
- Năm 1897: Mẫu động cơ 4 kỳ với công suất 20 HP, sử dụng nhiên liệu dầu Diesel, được chế tạo bởi kỹ sư người Đức Rudonpho Saclo Sredieng Diezen.
Cấu tạo của động cơ đốt trong
Mặc dù có nhiều loại động cơ đốt trong, nhưng chúng đều bao gồm những bộ phận cơ bản sau:
- Piston: bộ phận quan trọng của trục khuỷu thanh truyền, nhận lực từ khí cháy và truyền lực cho trục khuỷu, đồng thời cũng nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện quá trình nạp khí, nén khí, cháy – dãn nở và thải.
- Thanh truyền: hay còn gọi là tay biên, truyền lực giữa trục khuỷu và piston.
- Trục khuỷu: nhận lực từ thanh truyền và tạo ra momen quay, kéo máy hoạt động. Đồng thời, trục khuỷu còn nhận năng lượng từ bánh đà và truyền lại cho piston để thực hiện quá trình hút, nén và xả.
- Hệ thống bôi trơn: đưa dầu bôi trơn đến từng chi tiết của động cơ, đảm bảo hoạt động bình thường mà không bị hư hỏng hay mài mòn.
- Cơ cấu phân phối khí: đảm bảo sự ổn định trong quá trình nạp khí vào xylanh và thải khí đã đốt ra bên ngoài.
- Hệ thống cung cấp không khí và nhiên liệu: cung cấp khí sạch và hòa khí phù hợp cho chế độ làm việc của động cơ.
- Hệ thống khởi động.
- Hệ thống làm mát: đảm bảo nhiệt độ ổn định của các chi tiết.
- Hệ thống đánh lửa (đối với động cơ vận hành bằng xăng).